Ai biết ăn dè Một hôm, các con vật nhỏ trong rừng tổ chức cuộc thi vui. Thi ăn. Không phải ăn nhanh, ăn nhiều mà là….ăn dè. Thỏ, Nhím và Sóc đã dự thi. Ban giám khảo phát cho mỗi con muời hạt đậu. Ai ăn được lâu nhất sẽ đoạt giải thưởng.Thỏ ăn mỗi ngày một hạt, được 10 ngày Nhím ăn mỗi ngày nửa hạt, được 20 ngày, Sóc tuy nhỏ thế mà chỉ trong bốn ngày đã chén sạch. Phải đứng hạng bét là cái chắc. Ban giám khảo đợi Nhím ăn xong nửa hạt đậu cuối cùng mới vui vẻ mời bác Khướu có giọng hót vang xa thông báo: - Vô địch ăn dè là …Nh…í…m! Tất cả đều hoan hô Nhím Đúng lúc ấy, Sóc bước ra nói: - Thưa ban giám khảo, cháu còn ai hạt đâu nữa chưa ăn. Bác Khướu hỏi: -Hai hạt đâu ấy đâu? Sóc thưa: - Xin Ban gíam khảo đi cùng cháu. Nói rồi, Sóc dần cả bầy đàn đông đảo tới vạt đất nhỏ, ngoài bìa rừng và đứng lại. Bác Khướu thấy Sóc không đưa hai hạt đậu ra, mới giục: - Hai hạt đậu của cháu đâu? Sóc liền trỏ vào hai cây đâu nhỏ Đã có lá, có ngọn, đáp: - Thưa bác, đây ạ! Cháu đã trồng đúng 20 hôm. Tất cả bấy giờ mới à lên, trầm trồ: - Giỏi quá! Sóc mới là nhất! Với hai cây đậu ấy, Sóc sẽ có hàng trăm hạt đâu nữa… (Cẩm Bích sưu tầm) |
Cá Diếc con Đàn cá diếc mới lớn đang tung tăng bơi lội, nô đùa trong hồ nước. Nhìn cái gì, Diếc con cũng thấy lạ. Bỗng có Bác Rùa từ đâu bơi tới.Diếc con tròn mắt nhìn. Lạ quá, cùng ở dưới nước mà bác ấy không giống họ hàng nhà cá: Cái đầu thò ra, thụt vào. Cái đuôi ngắn ngun ngủn. cái “nhà” trên lưng thật nặng nề. Lịa còn bốn cái câhn thô kệch nữa chứ! Diếc con lại thấy từ bác cá Chép, cá Mè, cá Chuối đến chú Rô, Mương…Khi gặp bác Rùa đều chào rất lễ phép, kính trọng. Diếc con chê bác Rùa xấu xí. Diết mẹ biết vậy liền kể: - Bác Rùa cao tuổi nhất, hiểu biết nhất vùng hồ này. Ngờ có bốn chân, bác hồ lên được bờ, biết nhiếu cảnh, nhiều chuyện trên cạn. Bác rất tốt bụng, hay giúp đỡ người khác. Buổi chiều kia, Diếc con bơi lửng lơ sát mặt nước, say sưa ngắm lão chim có bộ lông xanh biếc, tuyệt đẹp! Lão bay đứng lại như treo trên không trung, thật tài! lão chim rơi tõm xuống nước, rồi lại bay lên ngay. Diếc nghĩ lão chim cũng nghịch nước! Thoắt cái lão đứng như treo trên đầu Diếc con, nhìn Diếc chăm chú. Bỗng lão chim lão chim lao vút xuống đầu Diếc, cùng lúc luồng nước mạnh mang một bóng đen to lớn ào tới, nhấn Diếc con chìm sâu xuống. Diếc con được bác Rùa cứu thoát khỏi lão Bói cá. Biết chuyện, Diếc mẹ dẫn con đến cảm ơn bác Rùa . Thì ra, chính cái “nhà” nặng nề trên lưng bác Rùa đã che chắn, cứu Diếc con thoát khỏi mỏ lão Bói cá độc ác. Diếc con rất nhớ ơn bác rùa. Mỗi lần gặp bác Rùa, Diếc lễ phép chào: - Cháu chào bác Rùa ạ! (Nguyễn Đình Quảng) |
Cá Cầu Vồng Trứơc kia, cá Cầu Vồng là con cá đẹp nhất trong biển cả. Vì luôn nghĩ rằng mình đẹp nên cá Cầu Vồng rất kiêu căng và không chơi với những con cá khác.Có một lần, cá Xanh nhỏ đến hỏi con cá Cầu Vồng một cái vẩy lóng lánh. Cá Cầu Vồng chỉ cười lớn và nói: - Không bao giờ! Từ đó, tất cả cá dần dần dần rời xa, Không chuyện trò và chơi với cá Cầu Vồng nữa. Cá Cầu Vồng rất buồn nên đi hỏi Cua: - Anh Cua ơi, tại sao không ai thích tôi vậy? Cua trả lời: - Cô đi hỏi bác Tôm Hùm đi. Bác ấy thông minh lắm. Cá Cầu Vồng tìm đến bác Tôm Hùm và hỏi: - Bác Tôm Hùm ơi, tại sao không ai thích tôi vậy? Bác Tôm Hùm chậm rãi trả lời: - Hãy chia cho các bạn những cái vẩy của cháu. Cháu sẽ không được đẹp như trước nhưng cháu sẽ có rất nhiều bạn. Cá Cầu Vồng đáp lại thật nhanh: - Cháu không thể làm như vậy! Đột nhiên Cá Xanh Nhỏ mon men bơi tới và hỏi: - Cá Cầu Vồng ơi! Cho tôi xin một cái vẩy. Cá Xanh Nhỏ vui quá, bơi vòng quanh cá Cầu Vồng. Thấy vậy cá Cầu Vồng cũng vui theo và cả hai cùng bơi vòng quanh bác Tôm Hùm. Nghe tin. tất cả cá trong biển sắp hàng để xin vẩy của cá Cầu Vồng. Cá Cầu Vồng cho dần dần những cái vẩy xinh đẹp của mình. Cuối cùng, Cá Cầu Vồng chỉ còn một cái vẩy. Như lời bác Tôm Hùm nói, cá Cầu Vồng không còn đẹp như trước nữa. Bây giờ cá Cầu Vồng có rất nhiều bạn và là con cá vui nhất trong biển cả. (Phỏng dịch, Cẩm Bích sưu tầm) |
Cá Cầu Vồng can đảm Xa tít ngoài đại dương, có môt đàn cá tụ tập bên nhau. Đó là giống cá đặc biệt, mỗi con đều có những cái vây long lánh. Kể từ khi cá Cầu Vồng phân phát lớp vây đẹp của mình cho đàn cá chung quanh, thì tất cả trở thành bạn thân, làm gì cũng có nhau. Chúng bơi chung, chơi chung, ăn chung và khi ngỉ ngơi, chúng cũng quây quần bên nhau. - Tôi không có vảy như các bạn, làm sao chơi được? |
Cao và Thấp Một sáng mùa xuân, Dê và Lạc Đà rủ nhau vào công viên chơi. Dê thì thấp bé, Lạc Đà thì cao lêu nghêu. Dê nói:- Thấp là tốt nhất. - Còn Lạc Đà lại cho rằng “Cao vẫn tốt nhất”, rồi sinh ra cãi nhau ầm ỹ. Cả hai đã đến công viên, nhưng tường cao bốn bề, bên trong cây cối xum xuê Cành là vườn cả ra ngoài tường. Lạc Đà chỉ cần ngẩng đầu lên là đã có những lá non ăn ngon miệng, còn Dê thì chịu… nhịn, nhìn Lạc Đà ăn mà thèm. Lạc Đà đắc chí cười khì: - Rõ ràng cao là tốt hơn thấp rồi chứ? Cả hai định vào công viên, nhưng khốn nỗi cái cửa ra vào lại vừa hẹp, vừa thấp, Dê chui vào dễ dàng gặm cỏ non xanh, còn Lạc Đà thì quỳ chân, cúi đầu cố chui vẫn không vào được. Dê ta lên mặt nói với Lạc Đà: - Đúng là thấp tốt hơn cao như lời tôi nói không nào? Tôi nói cấm có sai. Lạc Đà lắc đầu Không nhận Dê đúng mình sai. Cả hai tiến đến nhờ bác Trâu phân xử, bác Trâu hiền từ nói: - Chỉ nhìn thấy điểm mạnh, không nhìn thấy điểm yếu của mình, thì chẳng ai đúng đâu. Lạc Đà, Dê phục thiện, nghe ra ý nghĩa lời nói của bác Trâu, Thấy mình không đúng, Bác Trâu nói chí phải, cần lấy đó sửa mình. (Lương Thiện Nhân) |
Chiếc áo mùa xuân Vào những ngày mùa đông lạnh cóng, tuyết rơi trắng xóa, cả Thỏ mẹ và Thỏ con |
We have 28 guests and no members online