thay mn hnh iphone 5s

vải địa kỹ thuật

but banner

Chủ đề tháng 02: Động vật (P3)

Chim Vàng Anh ca hát

Các loài chim và thú trong rừng đang chuẩn bị hội diễn văn nghệ. Chị Sóc nâu tìm gặp Vàng Anh và bảo:
- Hôm hội diễn em sẽ hát một bài nhé!
Vốn hút nhát nên Vàng Anh chẳng dám nhận lời. Mẹ Vàng Anh động viên mãi, cô bé mớ “Vâng ạ!”. Khi chị Sóc Nâu giới thiệu, nười xem đã vỗ tay hoan hô trước, làm Vàng Anh cứ sờ sợ, tim đập thình thịch. Rụt rè một lúc lâu, Vàng anh mới dám bước ra sân khấu.
Vì quá run sợ, ca sĩ tí hon Vàng Anh chỉ hát được có nửa bài “Em là bông hồng nhỏ”, rồi bỏ sân khấu, buồn bã bay về nhà.
Các bạn chim khách, sáo sậu, khiếu, họa mi…ngồi nghe ở dưới bàn tán:
- Cô bé Vàng Anh có giọng hát rất hay, nhưng nhút nhát quá không hát được!
Về tới nhà, Vàng Anh Phụng Phịu nói với mẹ:
- Từ nay con chẳng hát nữa đâu! Người nghe thật là đông, ngượng chết đi được! Mẹ Vàng Anh lại bảo:
- Con cứ tập hát thật nhiều trước các bạn. Rồi con sẽ bạo dạn hơn!
Nghe lời mẹ, sau đó, ngày nào Vàng Anh cũng tập hát và hát cho các Anh Vẹt xanh nghe. Có Khi lại biểu diễn cho các chị chim khách, các cô sáo đen, sáo sậu, chào mào nghe. Ai cũng khen Vàng Anh hát hay hơn và bạo dạn hơn nhiều. Cô bé hát bài “Trái đất này là của chúng mình”, người nghe vỗ tay thật dòn, đòi hát lại đến ba lần. Tiếng hát chưa dứt, Vàng Anh đã ôm hoa tặng đầy ngực và vui sướng đến trào nước mắt.

(NXB Phụ Nữ)

Chó Sói và Cừu non

Một con Sói đi kiếm ăn cả ngày trong rừng mà chưa kiếm được chút gì bỏ vào bụng. Mãi đến gần tối mới thấy một đàn Cừu xuất hiện ở phía cửa rừng.
Cuối đàn, một chú Cừu non đi tụt lại đằng sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Sói ta mừng quá, vội vàng lao tới, áp sát chú Cừu non.
Thoáng thấy cặp mắt của Sói đỏ khè như hai hòn lửa, Cừu non hoảng hồn. Nhưng Cừu non đã kịp thời nén được sợ hãi, ung dung bước tới trước mặt Sói dữ  nói:
- Thưa bác, anh chăn cừu sai tôi đến nộp mạng cho bác để tỏ lòng biết ơn bác cả ngày hôm nay không quấy nhiễu đàn Cừu chúng tôi. Anh dặn tôi phải hát tặng bác một bài thật hay để bác nghe cho vui tai trước khi ăn thịt tôi cho ngon miệng.
Sói ta không ngờ mình được trọng vọng như vậy, lấy làm thích chí và cảm động lắm, liền cho phép Cừu non trổ tài ca hát. Cừu non ráng hơi, ráng sức be lên thật to, tiếng kêu be be lên bổng xuống trầm, mỗi lúc một vang xa. Anh chăn cừu nghe được, lập tức vác gậy chạy lại, nện chó Sói ta lúc ấy đang vểnh tai nghe hát một trận nên thân.
Cừu non thoát nạn nhờ nhanh trí và can đảm, còn Chó Sói no đòn, bỏ chạy, vừa chạy vừa than thân:
- Ai đời Chó Sói mà nghe ca hát! Mồi kề bên miệng lại để mắc mưu Cừu non, đau thật là đau!

Tại sao Gà Trống gáy

 Ngày xưa, gà trống có một bộ lông thật là sặc sỡ, đẹp lộng lẫy. Trong khi đó, công chỉ có một bộ lông khá óng ả, nhưng không được đẹp bằng lông của gà trống.
Một hôm, gà đang đi dạo trong rừng thì gặp công. Cả hai truyện trò hợp tính nên kết bạn cùng nhau. Từ đó công có nhiều dịp nhìn ngắm bộ lông của gà, và tường mơ ước được có bộ lông đẹp như thế. Còn gà thì vô tình không biết sự mong ước của công, nên vẫn vô tình phô trương nét đẹp của bộ lông mình cho công thấy. Khiến câng ngày càng thêm thèm muốn chiếm đoạt bộ lông đó.
Đến ngày kia, công chợt nghĩ ra một kế để gạt gà. Công giả bộ buồn rầu và than phiền cùng gà:
-  Buồn quá bạn ạ, chiều nay tôi phải dự tiệc cùng bạn bè nhưng lại chẳng có bộ áo nào đẹp để đi dự tiệc cả.
- Gà ngắm nghía công rồi nói:
- Bộ áo của bạn cũng đẹp lắm. Chẳng mấy ai có được bộ áo như bạn đâu. Công ạ, bạn đừng buồn nữa.
    Công vẫn thở dài, rồi ngỏ ý:
    - Bộ áo của tôi tuy cũng không tệ, nhưng bì sao được với bộ của bạn. Kìa, bạn nhìn thử mà xem. Dáng bạn oai phong lẫm liệt. Trên đầu thì có cái mào đỏ dựng đứng trông như vương miện của vua. Đôi chân vàng óng trông như đôi hịa vàng. Còn bộ lông của bạn thì quả thật tuyệt vời vô cùng. Óng ánh đủ màu cầu vồng. Trông thật rực rỡ và uy nghi. Đẹp vô cùng. Giá mà bạn cho tôi mượn tạm bộ áo bạn để đi dự tiệc thì quý biết chừng nào.
    Gà vui khi ngjhe công khen ngợi bộ áo của mình nên tỏ vẻ dễ dãi, đồng ý cho công mượn. Công mừng quá vội trao đổi áo với gà ngay lập tức. Trước khi chia tay với gà, công còn hứa chắc chắn rằng sẽ trả lại bộ áo cho gà ngay sớm hôm sau, trước lúc mặt trời mọc. Gà tin lời nên vui vẻ chờ đợi.
    Nhưng than ôi! Gà cứ chờ mãi, chờ mãi. Mặt trời mọc rồi lại lặn, lặn rồi lại mọc mà vẫn chẳng thấy bóng dáng của công. Gà tiếc bộ áo lộng lẫy của mình vô cùng nên cứ thao thức. Trời vừa hừng sáng, mặt trời sắp sửa mọc thì gà đã vội chòang dậy mà cất cao giọng gọi:
    -Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o…Sáng rồi, công ơi, trả áo cho tôi… Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o..
    Và cũng từ đó đến nay, công mới có bộ lông thật lộng lẫy như ta thường thấy. Mỗi khi nhớ lại chuyện xưa, công lại thích chí giương cánh, xòe bộ lông đuôi óng ánh rực rỡ ra để khoe. Còn gà trống chỉ còn có bộ lông như hiện tại, và gà vẫn cất cao giọng mỗi buổi sáng đến mong công nghe mà trả lại áo cho gà.

(Cẩm Bích sưu tầm)

Những nghệ sĩ của rừng xanh

Trong rừng, Công luôn được ken là múa dẻo. Họa Mi có giọng ca thánh thót và Thỏ thì chơi đàn rất cừ. Nhưng cả ba bạn chẳng ai chịu tài ai. Ai cũng huênh hoang: “ Chỉ có ta mới là nghệ sĩ của rừng xanh”.
    Công uyển chuyển xòe bộ váy xanh rực rỡ rồi nói:
    - Múa mãi với Thỏ đệm đàn và Họa mi hát thì chán lắm! Từ bây giờ trở đi, tớ sẽ múa một mình!
    Họa Mi nói:
    - Cả rừng xanh này chỉ cần có tiếng hót của Họa Mi chứ Thỏ đàn và Công múa thì có ra gì!
    Thỏ khịt khịt cái mũi nhỏ xíu, nói:
    - Vậy hả? Thế thì các cậu cứ múa và hát một mình đi, tớ sẽ không đệm đàn cho nữa.
    …Ngày hội của rừng xanh đã đến. Bao nhiêu muôn thú từ khắp nơi đổ về ngày hội. Chim gõ kiến lên giới thiệu chương trình văn nghệ. Cả ba nghệ sĩ Thỏ, Công, Họa Mi không chịu biểu diễn chung với nhau. Thỏ bước lên chơi đàn, khán giả phẩy tay lắc đầu:
    - Ôi nghe nhạc thì cũng hay đấy nhưng chẳng có gì để xem thì chán thật!
    Đến lượt Công lên múa không có nhạc đệm thì chẳng ai chịu nổi.
    - Tẻ nhạt quá! – phía dưới có tiến gxì xào.
    Cuối cùng, Họa Mi lên hát một mình. Hươu , Nai, Chồn, Cáo ở phía dưới chê:
    - Chán thật!
    Đằng sau cánh gà sân khấu, bác Voi ôn tồn bảo Công và Thỏ:
    - Hai cháu ra đi! Họa Mi hát, Công múa phụ họa và Thỏ chơi đàn như mọi lần ấy.
Các cháu phải biết đòan kết thì mới có được tiết mục hay. Cứ biểu diễn rời rạc thế này, chắc khán giả bỏ về hết!
    Nghe lời bác Voi, Công và Thỏ bước ra sân khấu. Thỏ tấu nhạc lên rộn rã, Công mềm mại và rực rỡ trong vũ điệu rừng xanh, Họa Mi cất cao giộng ca thánh thót của mình, muông thú say sưa nhảy múa…
    - Hoan hô các nghệ sĩ của rừng xanh!
    Cả Thỏ, Họa Mi và Công đều nghe rất rõ những lời tung hô khen ngợi của khán giả. Hoa và hoa tràn ngập sân khấu. Thỏ nắm tay hai bạn mỉm cười:
    - Chúng mình sẽ không bao giờ cãi nhau nữa nhé!
    Công và Họa Mi gật đầu đồng ý. Hình như chưa bao giờ các nghệ sĩ của rừng xanh lại biểu diễn hay đến thế!

(Theo báo Họa Mi)

Cá Chép con

Cá chép con muốn rủ cua đi chơi nhưng tìm mãi chẳng thấy Cua đâu. Chép con liền đi hỏi ếch xanh. Éch xanh bảo:
    - Cua đi ẩn náu để lột xác rồi!
    Chép con nghĩ bụng: “Quái lạ, tại sao Cua lại phải lột xác nhỉ?” Chép con đi hỏi ốc vặn, ốc vặn cũng chẳng biết gì hơn. Chép lại hỏi:
    - Ốc vặn có phỉa lột xác không?
    Ốc vặn phì cười trả lời:
    - Không, vỏ của tôi lớn dần theo cơ thể nên tôi không cần phải lột xác đậu.
    Chép con liền đi hỏi trai con:
    - Cậu có biết vì sao cua phải lột xác không? Và cậu có phải lột xác không?
    Trai lắc đầu:
    - Vì sao cua phải lột xác thì tớ chịu. Còn tớ, vỏ của tớ tăng từng vòng theo cơ thể lớn phồng lên nên không phải lột xác.
    Về nhà Chép con hỏi mẹ, mẹ cũng không biết vì sao. Chép con lại thắc mắc:
    - Thế họ nhà cá Chép chúng ta có phải lột xác không ạ?
    Cá Chép mẹ nở một nụ cười tươi trên đôi mội đỏ tươi trả lời:
    - Ôi, con của mẹ thật ngốc nghếch! Chúng ta có vảy chứ đâu có mai như cua. Mỗi năm vảy của ta tăng thêm một hàng, cứ đếm số hàng vảytrên mình là biết tuổi của chúng ta con ạ!    
    Mấy hôm sau, Chép con gặp cua liền hỏi:
    - Tại sao bạn phải lột xác vậy?
    Cua trả lời rất tự nhiên:
    - Họ nhà cua chúng tôi phải lột mai thì mới lên được!
Chép con ngắm nhìn cua một lát rồi reo lên:
    - A! Đúng rồi. Nhìn bạn lớn hơn mấy hôm trước rồi đấy!
(Cẩm Bích sưu tầm)

2449571
Truy cập trong tuần:
9204

We have 23 guests and no members online