Cổ tích về loài bướm Thuở nhỏ, khi nhìn thấy những con bướm đêm màu nâu đất, tôi vừa ghét vừa sợ vì chúng quá xấu xí, không như những chú bướm có màu sắc rực rỡ khác. Cho đến một ngày, tôi đã thay đổi suy nghĩ khi nghe câu chuyện sau: |
Cóc gọi trời mưa Đã lâu lắm rồi, trời cứ nắng mãi, không có một giọt mưa. Cây ngô bắt đầu vàng úa. Cây lúa bắt đầu vàng úa. Gà vịt nháo nhác đi tìm nước uống. Thấy thế, Cóc bèn lên trời. Cóc nổi trống: Tùng...tùng...tùng và gọi to |
Giọt nước tí xíu Tí Xíu là một giọt nước. Quê ở biển cả, họ hàng anh em nhà chúng đông lắm và ở khắp mọi nơi, ở biển cả, ở sông ngòi, ao hồ, ở trên trời, ở cả dưới đất...Một buổi sáng biển lặng, Tí Xíu cùng các bạn đuổi theo các lớp sóng nhấp nhô. Ông Mặt Trời thả ánh sáng rực rỡ xuống mặt biển. Bọn Tí Xíu reo vui trong sóng nhẹ và trong ánh nắng chan hoà. Chợt có tiếng ông Mặt Trời cất lên. - Tí Xíu ơi! Cháu có đi với ông không? Tí Xíu ngẩng nhìn. Chú đáp giọng rất khẽ, chỉ có ông Mặt Trời là nghe thấy. - Đi làm gì ạ? Ông Mặt Trời cười bảo: “Trên mặt đất thiếu gì việc, chỗ nào chẳng cần”. Tí Xíu vui lắm. Nhưng sực nhớ mình là giọt nước không thể bay theo ông Mặt Trời được. Chú hỏi: -Cháu nặng lắm làm sao bay lên được. - Không lo, ông Mặt Trời nói ồm ồm, ông sẽ làm cho cháu biến thành hơi. Nói xong ông Mặt Trời vén mây, chiếu thật nhiều ánh sáng xuống biển, Tí Xíu rùng mình và biến thành hơi. Chú chỉ kịp nói với biển cả: - Chào mẹ, con đi ! Mẹ chờ con trở về. Tí Xíu từ từ bay lên... Tí Xíu nhập bọn với các bạn. Lúc đầu chúng bay là là xuống biển rồi chúng hợp thành một đám mây mỏng rời mặt biển bay vào đất liền. Gió nhẹ nhàng đưa Tí Xíu lướt qua những dòng sông lấp lánh như bạc. Xế chiều, ông Mặt Trời toả những tia nắng chói chang hơn lúc sáng. Không khí oi bức... Bỗng từ đâu một cơn gió lạnh thổi tới. Tí Xíu reo lên: - Mát quá các bạn ơi ! Mát quá Tí Xíu và các bạn nhảy nhót, múa lượn vui thích. Nhưng rồi trời mỗi lúc một lạnh. Tí Xíu thấy rét. Các bạn chú cũng thấy rét. Chúng xích lại gần nhau thành một đông đặc toàn những chú bé giọt nước nhỏ li ti. Bọn Tí Xíu không bay cao lên được nữa, chúng xà xuống thấp, thấp dần. Một tia sáng vạch ngang bầu trời. Rồi một tiếng sét đinh tai vang lên. Gió thổi mạnh hơn. Bọn Tí Xíu níu lấy nhau thành những giọt nước trong vắt. Chúng thi nhau ào ào tuồn xuống đất... Cơn giông bắt đầu. quý, nó có thể cắt rời những ngọc quý khác". |
Chiếc áo Mùa xuân Vào những ngày mùa đông lạnh cóng, tuyết rơi trắng xóa, cả Thỏ mẹ và Thỏ con đều khoác trên mình bộ áo da trắng tinh.Sang xuân, chú Thỏ con vẫn mặc chiếc áo da trắng. Trong rừng, cô Gà Gô đã thay một bộ áo hoa rất đẹp bởi mùa xuân, cánh đồng đầy ắp hoa đỏ lá xanh, còn vào mùa đông, tuyết phủ trắng thì phải mặc áo trắng, như thế sẽ dễ ẩn nấp hơn! Đến bên hồ, một anh bạn Nhái Bén vừa mới thức dậy, toàn thân tỏa ánh xanh như cây cỏ. Ngay cả những anh Châu Chấu cũng thay áo mùa xuân mới: Anh thích nhảy trên bãi cỏ thì mặc áo xanh, còn anh thích nhảy trên bãi đất lại mặc áo nâu. Nhìn thấy Thỏ con. Châu Chấu cười giễu: - Ha ha! Mùa xuân mà vẫn mặc áo da trắng cơ à? Đúng là đồ Thỏ ngốc nghếch! Thỏ con xấu hổ quá, chạy thẳng một mạch về nhà, nằng nặc đòi mẹ phải thay quần áo cho, Thỏ mẹ cười và nói: - Con thử soi gương xem nào. Và thật kỳ lạ khi trong gương, chú thấy mình đã mọc rất nhiều lông màu xám. Thỏ sung sướng reo lên: - A! thấy rồi, con đã mặc quần áo mùa xuân mẹ ạ! Mấy ngày sau, hai mẹ con nhà Thỏ đã thay hết lông và mặc bộ quần áo mùa xuân mới. (Sưu tầm) |
Quả Bầu tiên Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới đây làm tổ, hót vang quanh nhà cậu bé. Nói xong chú bé tung con Én nhỏ lên trời. Con Én dang cánh chấp cánh chấp chới bay trên nền xanh biếc của mùa thu. Nó nhập vào một đàn Én lớn đang trên đường đi di cư về những xứ sở ấm áp phương Nam. Con Én nhỏ mau chóng tìm được niềm vui giữa bạn bè, nhưng nó không thể nào quên chú bé được. Mùa xuân tười đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én cháo liệng, xà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu. Chú bé vùi hạt bầu dưới đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ chưa, quả bầu to khổng lồ, cả nhà của chú bé mới khiêng về được một quả, khi bổ ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon nữa! Tên địa chủ trong vùng nghe được chuyện ấy. Hắn cũng muốn được chim Én cho nhiều quả bầu tiên. Hắn bèn tìm cách bắt một con Én con rồi bẻ gãy cánh của nó. Sau đó hắn giả vờ thương xót con Én rồi đem về nuôi. Đến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn Én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con Én lên trời và bảo: Bay đi én con! Mau kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta! Con Én khốn khổ bay đi. Mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả nhà ra. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc đâu chẳng có, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra cắn chết tên địa chủ tham lam, độc ác. |
Sự tích cây vú sữa Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. |
Chuyện của hoa phù dung Kể cũng lạ thật! Nó là hoa Phù Dung. Sao cũng là hoa, mà nó lại tài ba đến thế? Nó biến màu như có phép lạ ấy! Sáng – màu trắng, trưa – màu hồng, chiều – màu đỏ. Nó soi bóng xuống khúc sông trong vắt.- Này, nhà thông thái, cậu đi nhiều biết nhiều, có thấy ở đâu có loài hoa tài ba như tớ không? - Không, không thấy! - Suối róc rách trả lời. Hoa Phù Dung ngả nghiêng cười. - Đó! Nghe rõ chưa hả Kim Anh, hả Ban Hồng, hả Mẫu Đơn? Tớ là thiên tài nhé! Hoa Kim Anh, hoa Ban Hồng và hoa Mẫu Đơn nhìn nhau ừ, cái giọng sao mà huyênh hoang, hợm hĩnh. Nhưng hắn có tài thật đấy! Mà có tài thì đáng phục, đáng kính nể lắm! Chứ sao nữa! Kim Anh, Ban Hồng, Mẫu Đơn phục tài Phù Dung là phải. Kim Anh chỉ có màu trắng, Ban Hồng chỉ có màu hồng, và Mẫu Đơn chỉ có màu đỏ. Còn nó trong một ngày, nó tự biến hóa thành ba màu. Đúng là màu của nó, chứ không phải nó ăn cắp màu trắng của Kim Anh, màu hồng của Ban Hồng và màu đỏ của Mẫu Đơn. Tài ba của nó đâu chỉ có dòng suối biết. Ngay cả Mặt Trời cũng nhìn thấy rất rõ. Buổi sáng, Mặt Trời dậy ở đầu suối soi vào nó, thấy đúng nó có màu trắng. Buổi trưa, Mặt Trời ở trên đỉnh thung lũng nhìn xuống thì thấy quả thật nó chuyển sang màu hồng. Và khi Mặt Trời lững thững về phía núi xa, ngoái lại thì màu hồng đã ngả sang màu đỏ rực rỡ. Thế đấy, chẳng lẽ Mặt Trời nhìn nhầm à? Mặt Trời nhìn nhầm thì còn ra thể thống gì nữa! Nhưng vào một ngày sau đó, Mặt Trời đi vắng rồi! Nhưng ô kìa… - Phù Dung ơi – Ban Hồng lên tiếng – sao màu trắng của Phù Dung sớm nay nhợt nhạt thế, thua xa Kim Anh rồi! Phù Dung nhìn Kim Anh rồi ngắm mình, ngơ ngác. - Ừ nhỉ! Có lẽ nào lại thế? Buổi trưa, Mẫu Đơn nghiêng nghé mãi Phù Dung rồi kêu lên: - Phù Dung ơi, sao cậu không biến sang màu hồng đi! Phù Dung rung rinh: - Ừ, chờ chút nữa xem sao. Một lát sau, suối róc rách. - Kìa Phù Dung thiên tài, không biến màu được nữa à? Phù Dung lại ngơ ngác và giọng nói lúng túng: - Ừ nhỉ! Có lẽ nào lại thế này được? Chiều xuống dần, Phù Dung uể oải ủ rũ. Nó hết nhìn sang Kim Anh, Ban Hồng và Mẫu Đơn, lại soi mình đáy suối. Vẫn là Phù Dung trắng nhợt thôi! Phù Dung lẩm bẩm: - Hay là có kẻ bất tài nào đã lấy trộm tài năng của ta rồi! Nghe thể, suối ồ lên cười: - Phù Dung ơi chẵng lẽ cậu mất trộm cái cậu không hề có à? Không có ánh nắng Mặt Trời, cậu mới đúng là cậu. Thử nhìn kĩ lại mình xem nào. Phù Dung ngắm mình một lần nữa! Ừ, trắng nhợt! Hóa ra cái tài biến màu không phải của ta ư? (Sưu tầm) |
Sự tích dây khoai lang Ở bìa rừng, có hai bà cháu nghèo khổ sinh sống. Hằng ngày, hai bà cháu phải đi đào củ mài để ăn. Một hôm, cậu bé nói với bà:- Bà ơi, bây giờ cháu đã lớn. Từ nay trở đi, cháu sẽ đi kiếm củi đổi lấy thóc giống và cây lúa để có gạo nấu cơm cho bà ăn, ăn củ mài mãi thì khổ lắm! Từ đó, cậu bé cấy cày và chăm chút cho nương lúa của mình. Nhìn cây lúa trổ bông, rồi chín vàng, cậu sung sướng nghĩ: “Thế là bà sắp được ăn ccơm rồi!”. Nhưng chẳng may, một hôm cả khu rừng bị cháy thành tro. Cậu bé buồn quá, bưng mặt khóc. Bỗng có ông Bụt hiện lên và bảo: - Hỡi cậu bé hiếu thỏa chăm chỉ, ta cho con một điều ước, con hãy ước đi! - Thưa ông, con chỉ mong bà của con không bị đói thôi, bà con già yếu lắm rồi… Ông Bụt gật đầu và biến mất. Buổi trưa cậu bé vào rừng đào củ mài nhưng kiếm mãi cũng chẳng còn củ nào. Đến vài cái nấm hay khóm măng chua cũng chẳng có. Bỗng cậu bé đào được một củ gì rất lạ. Ruột nó màu vàng nhạt và bột mịn mềm. Cái củ đó cũng bị lửa rừng hâm nóng và bốc mùi thơm ngòn ngọt. Cậu bé bẻ một miếng nếm thử thì thấy ngon tuyệt, Cậu bèn đòa thêm mấy củ nữa đem về mời bà ăn. Bà cũng tấm tắc khen ngon và thấy khỏe hẳn ra. Bà hỏi: - Củ này ở đâu mà ngon vậy hả cháu? Cậu bé hào hứng kể lại câu chuyện được gặp ông Bụt cho bà nghe. Bà nói: - Vậy thì thứ củ này là của ông Bụt ban cho người nghèo chúng ta đấy. Cháu hãy vào rừng tìm thứ cây quý đó đem trồng khắp bìa rừng, bờ suối để cho mọi người nghèo cũng có cái ăn. Nếu ai muốn trồng, chỉ cần đem vài dây khoai xuống đất và chăm bón thì tới mùa sẽ thu hoạch được rất nhiều củ. Và cho đến bây giờ, khoai lang vẫn được nhiều người ưa thích. (Theo báo Họa Mi) |
Sự tích hoa hồng Ngày xưa, hoa hồng chỉ toàn một màu trắng tinh. Những bông hoa hồng nói với nhau:- Ước gì chúng ta có nhiều màu sắc như các loại hoa khác. - Ừ nhỉ! Giá mà chúng ta có được màu đỏ rực rỡ của hoa Thược Dược, màu tím ngắt của hoa Lưu Ly, màu vàng tươi của hoa Cúc. - Nhưng chúng ta biết làm cách nào bây giờ? Đúng lúc ấy, có một nàng tiên bay qua và nghe được câu chuyện của những bông hoa Hồng. Nàng thầm nghĩ: “Mình sẽ giúp các bạn hoa Hồng!”. Nàng tiên bay đến gặp thần Mặt Trời và nói: - Xin thần hãy ban cho loài hoa Hồng sắc đỏ rực cháy của thần! Thần Mặt Trời vuốt râu cười khà khà, gật đầu đồng ý. Nàng tiên cảm ơn thần Mặt Trời rồi bay tới gặp nữ thần Mặt Trăng và nói: - Xin nữ thần ban cho loài hoa Hồng sắc vàng êm dịu của thần! Nữ thần Mặt Trăng mỉm cười gật đầu. Sáng sớm hôm sau, khi nàng tiên trở lại vườn hồng thì cây lá tưng bừng chào đón. Bông hồng đỏ thắm thiết giữa các bông hồng mỉm cười chào nàng tiên. Nàng tiên nói: - Từ nay, bạn có tên là Hồng Nhung. Các bạn hoa hồng có cánh màu vàng thì gọi là Hồng Vàng. Còn những bông hoa vẫn giữ mãi mãi màu trắng tinh thì gọi tên là Hồng Bạch. Hoa Hồng Nhung băn khoăn hỏi: - Tiên nữ ơi, nàng bay khắp nơi đó đây, nàng có biết ai biến màu cho loài hoa hồng chúng tôi không? Tiên nữ trả lời: - Đó là thần Mặt Trời, Mặt Trăng, là hơi ấm, ngọt ngào của Đất mẹ, là nắng gió, là mưa và sương đêm, là bạn bè ở khắp nơi đây! Những bông hồng cùng lên tiếng: -Vậy thì chúng tôi phải làm gì để đáp lại lòng tốt của họ? -Các bạn hãy mang hương sắc của mình làm đẹp cho cuộc sống. Đó là cách trả ơn đáng quý nhất. Nói rồi, nàng tiên vui vẻ bay đi để khoe với tất cả mọi người rằng: Đã có một loài hoa Hồng muôn sắc hương rực rỡ. Thế rồi từ đó, hoa Hồng có nhiều màu sắc như bây giờ. |
Chú Vịt tốt bụng Một buổi sáng Vịt con và Mèo con cùng đi tới lớp. Vốn là đôi bạn thân nên cả hai như hình với bóng, chẳng bao giờ giận giỗi nhau. Mèo con có phần lém lỉnh tinh nghịch, còn Vịt con thì hiền lành và chăm chỉ. Dọc đường, cả hai bỗng phát hiện ra một lẵng hoa rất đẹp dường như ai đó đã bỏ quyên. Mèo con hãm hở nhặt lên và reo vui: - Cậu xem này, lần đầu tiên tớ được cầm một lẵng hoa đẹp như thế này. - Không hiểu ai đã bỏ quên nhỉ? Vịt con băn khoăn. Tớ nghĩ bọn mình nên canh chừng kẻo đàn chim sẻ đến phá hỏng lẵng hoa mất, chắc lát nữa chủ nhân của nó sẽ quay lại thôi. Mèo con, Vịt con ngồi trông lẵng hoa, nhưng mãi chẳng có ai đến nhận cả. Mèo con ngập ngừng: - Sắp đến giờ học rồi. Tốt nhất bọn mình mang theo lẵng hoa, rồi vừa đi vừa hỏi. Hay là người chủ này có nhiều lẵng hoa nên bỏ bớt một lẵng nhỉ? Chẳng còn cách nào khác nên đôi bạn đành manh theo lẵng hoa và tiếp tục đến trường. Đi ngang qua nhà bác Gấu. Vịt con quay sang nói với Mèo con: - Mấy hôm nay bác Gấu bị ốm, mẹ tớ đã dặn mang một ít mật ong đến thăm bác. Tớ muốn mang một bông hoa vào tặng bác Gấu nữa. Có thể bác ấy sẽ rất vui và chóng khỏe. Nói sao làm vậy, Vịt con nhanh nhẹn rút một bông hoa mang tặng bác Gấu. Mèo con có vẻ không hài lòng lắm: - Sao cậu lại làm thề? Nếu không có người nhận thì lãng hoa là của bọn mình chứ. - Nếu chủ của lẵng hoa có ở đây, chắc chắn người ấy sẽ đồng ý với tớ. Vịt con mỉm cười. Mèo con đành im lặng không phàn nàn gì. Một lát sau cả hai trông thấy anh em nhà Sóc đang tranh nhau món hạt dẻ. Chẳng ai nhường ai, vì gia đình sóc đông anh em mà hạt dẻ vào mùa đông thì thật là hiếm. Vịt con rút mấy bông hoa thật đẹp, đưa cho chú Sóc lớn và nói: - Nếu cậu nhường hạt dẻ cho em Sóc nhỏ, tớ sẽ tặng cậu những bông hoa này. Vậy là mọi chuyện được giải quyết nhanh chóng. Cứ như thế, Vịt con tặng hoa cho rất nhiều người, những người đang gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ. Đến khi chỉ còn vài bông, Mèo con cầm lấy lẵng hoa và bảo: Bẵng đi mấy hôm, những bó hoa Mèo con mang về nhà rồi cũng héo tàn. Khi sang nhà Vịt con chơi, Nó rất ngạc nhiên khi thấy trong nhà Vịt bao nhiêu là hoa rực rỡ. Thì ra mọi người vẫn luôn nhớ lòng tốt của Vịt con nên đã mang hoa tặng cho Vịt. Không những thế Vịt con mang hoa ra vườn trồng và chẳng bao lâu, nó có một vườn hoa khoe sắc quanh năm. Bây giờ nó mới hiểu, giúp đỡ người khác chẳng bao giờ là việc ngốc nghếch cả. (M. Hiền kể dựa theo truyện dịch của hồng Vân - Báo Hà Nội mới 5. 2. 2006) |
Bàn tay có nụ hôn Hôm nay là ngày đầu tiên bạn Quân đi học mẫu giáo. Bạn sợ lắm, hai tay cứ nắm chặt, chân không chịu bước, nước mắt giàn giụa: Mẹ bảo: - Một điều bí mật có từ rất lâu, bà ngoại con kể cho mẹ và bà ngoại lại được cụ ngoại của con kể cho, điều bí mật ấy là Bàn tay có nụ hôn. Bé Quân ngạc nhiên: - Bàn tay có nụ hôn là thế nào hả mẹ? Mẹ Nga nắm lấy bàn tay trái của Quân và xòe những ngón tay bé xíu của bé ra giống như hình cái quạt giấy. Mẹ cúi thấp xuống, đặt một nụ hôn vào chính giữa lòng bàn tay con. Bé Quân cảm thấy nụ hôn của mẹ chạy từ bàn tay lên cánh tay, chạy thẳng vào tim. Khuôn mặt bé cũng ửng hồng vì một cảm giác thật ấm áp. Mẹ Nga mỉm cười: - Bây giờ thì mỗi lúc con cảm thấy sợ hãi, lo lắng, con hãy áp bàn tay này vào má và con sẽ cảm thấy lúc nào mẹ cũng ở bên con. Mẹ Nga nắm lấy bàn tay của Quân, cẩn thận khép những ngón tay của bé lại. Mẹ bảo: - Từ giờ trở đi, con đừng để mất nụ hôn này nhé! Nhưng con có biết điều kỳ diệu này không, kể cả khi con rửa tay thì nụ hôn ấy cũng không bị mất đi đâu! Bé Quân rất yêu đôi bàn tay có nụ hôn của mình. Bây giờ bé biết rằng tình yêu thương của mẹ dành cho bé sẽ theo bé đi đến bất cứ nơi đâu, kể cả khi ở trường bé không có mẹ. Đêm hôm đó trước khi đi ngủ, bé quay sang mẹ thì thầm: - Mẹ đưa tay của mẹ đây! Cậu bé nắm lấy bàn tay gầy gầy xương xương của mẹ, cậu mở những ngón tay dài của mẹ ra, cậu đặt một nụ hôn thật lâu vào chính giữa bàn tay mẹ và thủ thỉ: -Bây giờ mẹ cũng có Bàn tay có nụ hôn rồi! Khi ở cơ quan nếu mẹ nhớ con thì mẹ cũng áp bàn tay này vào má, con sẽ ở bên cạnh mẹ, con yêu mẹ lắm! Mẹ Nga đến cơ quan vẫn cảm thấy hơi ấm nụ hôn của bé Quân trong lòng bàn tay mình và mẹ tưởng như nghe thấy từ trái tim mình tiếng hát thì thầm “Con yêu mẹ lắm”! Bàn tay có nụ hôn là một món quà tặng quý báu từ cuộc sống được truyền khắp mọi nơi. Qua mọi thời kì, đến với mọi người, nó giúp cho những người yêu thương được gần nhau hơn. (Phỏng theo truyện kể của Thanh Nga) |
Cây rau của Thỏ út Mùa thu đã qua mùa đông đã tới. Thỏ mẹ dẫn các con ra vườn và bảo: |
Hai anh em Ngày xưa có hai anh em mồ côi cha mẹ. Người anh chăm chỉ lao động, còn người em lười nhác suốt ngày rong chơi.Một hôm, người anh nói với em: - Nếu chúng mình không chịu khó làm việc thì chẳng bao lâu nữa mình sẽ đói khổ. Vì vậy, ngày mai mỗi người phải đi một nơi để kiếm việc làm, khi nào đời sống khá giả, ta sẽ quay về gặp nhau. Người em vâng lời. Sáng hôm sau, hai anh em lên đường. Đi được một quãng, người anh thấy một cánh đồng lúa đang chín rộ, anh liền xuống gặt giúp những người thợ gặt và được họ biếu một ít lúa. Anh mang lúa đổi lấy gạo làm lương ăn đường. Đi một quãng nữa, anh gặp cánh đồng bông trắng xóa, anh liền hái giúp. Hái xong anh dược tặng một ít bông. Anh đem bông đổi lấy quần áo để mặc. Đi tiếp một quãng nữa, người anh gặp một cụ già tóc trắng như cước, da đỏ như quả bồ quân. Cụ già nói: - Ta có ruộng bí ngô khô héo, ta muốn nhờ con chăm sóc nó ra hoa, đậu quả. Người anh nhận lời và chăm chỉ xách nước tưới cho ruộng bí ngô. Bí ngô dần dần tươi tốt trở lại, rồi ra hoa, đậu quả. Một hôm, anh đang xách nước tưới cho bí ngô thì cụ già tới và nói: - Con đã vất vả cứu sống và chăm sóc ruộng bí ngô. Để trả công con, ta tặng con một quả bí to nhất. Nói xong cụ già biến mất. Người anh ngạc nhiên và lấy dao bổ quả bí ra xem thì thấy trong ruột bí ngô toàn vàng là vàng. Biết đã được tiên thưởng cho mình, người anh thu nhặt số vàng rồi trở về nhà. Còn người em từ lúc ra đi cũng đã gặp đồng lúa, ruộng bông đang chín rộ, gặp cụ già có ruộng bí ngô đang chết khát và mọi người nhờ giúp đỡ. Nhưng người em đều từ chối, vì vậy ai cũng chê người em là “đồ lười biếng”. Người em chẳng chịu làm việc gì nên bị đói khát, rách rưới, phải đến xin cụ già một quả bí ngô ăn tạm. Cụ già cho người em một quả bí ngô xấu xí nhất, khi bổ ra thì trong ruột toàn là đất. Người em xấu hổ không dám về nhà gặp anh nữa. Chờ mãi không thấy em về, người anh đi tìm và đưa em về nhà, cho em ăn uống. Sau đó, người em kể cho anh nghe việc mình không chịu gặt lúa, hái bông, không chăm sóc ruộng bí ngô. Nghe xong người anh bảo: - Tại em lười biếng không chịu làm việc nên suýt nữa bị chết đói đấy! Từ đó người em chăm chỉ lao động, hai anh em sống với nhau rất hạnh phúc và sung sướng. (Phỏng theo truyện cổ Việt Nam) |
Ba anh em Một ông cụ có một ngôi nhà nhỏ và ba con trai. Cụ muốn cho các con học nghề bèn bảo các con:- Các con mỗi người hãy học lấy một nghề. Sau này, ai tài giỏi nhất cha sẽ cho ngôi nhà này. Ba người con vâng lời. Họ chia tay nhau, mỗi người đi một ngã. Anh con cả học nghề thợ cạo. Anh khéo léo lắm nên thường được vua mời vào cung để phục vụ nhà vua. Anh thứ hai học nghề đóng móng ngựa, anh cũng khéo léo lắm nên thường được đóng móng ngựa cho các vị đại thần. Người em út học múa kiếm rất thành thạo. Đúng ngày đã hẹn trước, ba anh em về họp ở nhà cha. Bà con làng xóm rủ nhau đến chơi. Ba anh em chưa biết trổ tài bằng cách nào thì bỗng thấy một con thỏ chạy ngang. Người anh cả vội vàng rút dao cạo và hộp xà phòng đuổi theo, cạo sạch bộ ria thỏ mà thỏ không hề bị xây xát mép. Mọi người đều trầm trồ tán thưởng. Bỗng một cỗ xe bốn ngựa chạy qua. Anh thứ hai liền phóng theo, thay lại các bộ móng tươm tất, trong khi cỗ xe vẫn chạy như bay. Mọi người ai cũng phục tài. Lúc đó trời bắt đầu mưa. Người con út rút kiếm ra sân múa. Mưa càng to anh múa kiếm càng nhanh. Lúc trời tạnh, người anh vẫn khô ráo, không bị dính một giọt nước. Mọi người đều đồng ý thưởng ngôi nhà cho anh. Nhưng ba anh em thương yêu nhau lắm. Họ vẫn chung sống cùng nhau trong một nhà. Họ làm ăn khéo léo lại tốt bụng, thật thà nên rất đông khách hàng và học trò. Họ sống bên nhau vui vẻ hòa thuận suốt đời. (Phỏng theo truyện cổ Grim) đang chín rộ, gặp cụ già có ruộng bí ngô đang chết khát và mọi người nhờ giúp đỡ. Nhưng người em đều từ chối, vì vậy ai cũng chê người em là “đồ lười biếng”. Người em chẳng chịu làm việc gì nên bị đói khát, rách rưới, phải đến xin cụ già một quả bí ngô ăn tạm. Cụ già cho người em một quả bí ngô xấu xí nhất, khi bổ ra thì trong ruột toàn là đất. Người em xấu hổ không dám về nhà gặp anh nữa. Chờ mãi không thấy em về, người anh đi tìm và đưa em về nhà, cho em ăn uống. Sau đó, người em kể cho anh nghe việc mình không chịu gặt lúa, hái bông, không chăm sóc ruộng bí ngô. Nghe xong người anh bảo: - Tại em lười biếng không chịu làm việc nên suýt nữa bị chết đói đấy! Từ đó người em chăm chỉ lao động, hai anh em sống với nhau rất hạnh phúc và sung sướng. (Phỏng theo truyện cổ Việt Nam) |
Ai đáng khen hơn nhiều Ở một nhà kia có hai anh em thỏ xám sống cùng mẹ. Bố đi làm việc xa nên cậu nào cũng tỏ ra là đứa con biết thương mẹ nhất và đáng khen nhiều nhất. Thỏ anh biết mình lớn hơn nên lúc nào cũng nhường nhịn em. Song thỏ em thì ngược lại, thỏ em thích mình ngoan hơn anh, được mẹ khen mình nhiều hơn anh. Biết được chuyện đó, một hôm thỏ mẹ bảo hai anh em: - Buổi nay các con được nghỉ học. Thỏ anh lên rừng hái cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ em thì ra đồng cỏ bứt cho mẹ mười bông hoa đồng tiền thật đẹp. Đường hơi xa, các con đi phải cẩn thận đấy nhé, đừng có rong chơi, la cà ở đâu đấy. |
Cái đuôi của Sóc Nâu Sóc Nâu có cái đuôi bông thật tuyệt vời. Nó thường hênh hoang:- Cái đuôi của tớ đẹp nhất nên tớ là đứa trẻ xinh đẹp nhất, tuyệt vời nhất! Tớ sẽ đi khắp khu rừng để cho mọi người thấy rồi Sóc Nâu bắt đầu lên đường. Gặp Gấu Đen, nó hí hửng chìa cái đuôi ra khoe. Gấu Đen bảo: - Cái tát của Gấu này mới tuyệt vời. Chú này có muốn thử không? Sóc Nâu lắc đầu. Nếu bị Gấu tát thì chắc là đau lắm. Sóc Nâu xấu hổ bỏ đi. Một lúc sau, Sóc Nâu gặp Hổ Vằn. Nó lại đem cái đuôi ra để khoe. Lão Hổ Vằn gầm lên một tiếng động trời - Móng vuốt của Chú Sơn Lâm chúng ta mới là tuyệt vời, hiểu chưa, nhóc con? Sóc Nâu sợ qúa chạy biến vào rừng sâu. Ở nhà, Sóc mẹ đi tìm mãi mà không thấy Sóc Nâu đâu. Khi trở về, gặp trận mưa to. Sóc mẹ bị ướt và cảm lạnh. Lũ thú nhỏ thương Sóc mẹ lắm, chúng rủ nhau đến săn sóc Sóc mẹ. Thỏ thì kiếm hạt dẻ, Khỉ vào rừng tìm lá thuốc, Hoẵng ra suối lấy nước. Tất cả chỉ mong cho Sóc mẹ mau khỏi. Hươu Sao nói: - Cháu chạy nhanh như gió. Cháu sẽ đi tìm bạn Sóc Nâu về! Ròng rã một ngày trời, Hươu Sao mới tìm thấy Sóc Nâu đang ngồi dưới góc cây, người run cầm cập vì đói và rét. Sóc Nâu òa khóc: - Ở đây sợ lắm, chỉ toàn là thú dữ, chẳng ai thèm để ý cái đuôi của tớ. Hu…hu…hu… - Thế sao cậu không về nhà, mẹ cậu lo lắm đấy? – Hươu Sao trách. - Nhưng tớ bị lạc đường…hu…hu… - Thôi, nín đi, để tớ đưa về! Về đến nhà, Sóc Nâu kể về chuyến đi cho mẹ nghe. Sóc mẹ bảo: - Cái đuôi bông dù có đẹp thì cũng chưa hẳn là tuyệt vời. Chỉ có những người bạn tốt khiêm tốn và sẵn lòng giúp đỡ người khác mới là những đứa trẻ tuyệt vời. Bây giờ Sóc Nâu đã hiểu. Sóc Nâu cảm ơn các bạn và nói: - Cho tớ được nhập hội nhé! Tớ muốn trở thành người tuyệt vời như các cậu mà! (Bích Hồng) |
Câu chuyện của Tay phải và Tay trái Từ trước đến giờ, Tay trái và tay phải luôn là hai người bạn thân thiết của nhau. Một hôm, mẹ đi chợ về. Tay phải giúp mẹ xách giỏ giúp mẹ, mệt quá nó mắng Tay trái:- Cậu thật là sướng, chẳng phải làm việc gì nặng nhọc, còn tớ thì việc gì cũng phải làm. Từ việc xúc cơm, cầm bút, thái rau… tất tật đều do một tay tớ cả. Nghe bạn nói vậy. Tay trái buồn bã chẳng nói gì. Nó lẳng lặng ngoảnh mặt đi chỗ khác và hứa sẽ không giúp tay phải việc gì nữa. Rồi một buổi sáng, con người thức dậy và muốn đánh răng nhưng Tay Trái đã giận Tay Phải mất rồi nên chỉ có một tay cầm bàn chải, còn ly nước thì không sao cầm được. Con người bắt đầu không hài lòng vì đánh răng vừa chậm vừa không sạch. Đến lúc cần mặc quần áo thì lại càng khổ hơn. Không thể nào cài nút được nếu chỉ có một tay. Vậy là con người đành mặc nhăn nhúm để kịp đến trường. Khi cô giáo dạy vẽ ô tô thì hết chịu nổi. Chỉ có một tay để cầm bút màu và không có tay nào để giữ giấy cả. Giấy cứ chạy lung tung và trêu: - Tại cậu chỉ biết quý trọng bản thân mình mà coi thường bạn nên hậu quả như vậy đấy! - Sợ bị con người không cần đến mình nữa. Tay Phải bèn năn nỉ Tay Trái: - Cậu giúp tớ với! Việc này khó quá, tớ không làm được. - Tay Trái vẫn còn giận, liền nói: - Sao lúc trước cậu nói tớ chẳng được việc gì? Tay Phải hối hận nói: - Tớ biết mình sai rồi, thôi cho tớ xin lỗi. Chúng ta hòa nhé! Thế là tay Trái và Tay Phải giúp con người đánh răng, mặc áo và làm nhiều việc khác một cách nhanh chóng, gọn gàng. Cuối cùng Tay Phải sung sướng thốt lên: - Nhờ cậu mà tớ đỡ vất vả. Cậu và tớ đều quan trọng như nhau. Không có cậu thì tớ có nhiều việc mà một mình tớ không thề nào làm đươc. (Lý Thị Minh Hà) |
Giấc mơ kì lạ Trong ngôi nhà kia có cô bé tên là Mi Mi.Mi Mi rất lười ăn nên lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và không muốn làm gì cả, suốt ngày chỉ muốn nằm ngủ thôi. Một hôm, mệt quá, cô bé ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy các bộ phận của cơ thể lại có thể trò chuyện được với nhau. Cô thấy anh Tay nói chuyện với anh Chân: - Này anh Chân, không biết tại sao dạo này tay của tôi lại mỏi thế,không muốn làm gì cả. - Tôi cũng thế, hay chúng ta cùng đến hỏi bác Tai cho ra nhẽ đi! – Anh Chân cũng lên tiếng. Anh Tay và anh Chân cùng đi đến nhà bác Tai. Họ gọi: - Bác Tai ơi, bác Tai! Họ gọi một câu, rồi ba câu cũng không thấy bác Tai trả lời. Một lúc sau, bác Tai mới lên tiếng: - Ai đấy? Ai gọi tôi đấy? - Chúng cháu đấy, Tay, Chân đây! - Có chuyện gì thế? - Bác nghe được nhiều điều, bác có thể cho chúng cháu biết, tại sao dạo này chúng cháu lại mệt mỏi thế? - Tôi không thể nói cho các anh rõ được vì dạo này tôi cũng ù lắm, không nghe được gì cả. Chúng ta cùng đến nhà cô Mắt hỏi nhé! Thế là bác Tai, anh Chân cùng đi đến nhà cô Mắt. Đến nơi, họ cũng nhìn thấy bạn Miệng. Trông bạn ấy ể oải không kém, mặt mũi thì tái nhợt. Tất cả cùng cất giọng gọi: - Cô Mắt ơi, cô Mắt! Cô Mắt nghe tiếng gọi liền bước ra và hỏi: - Có chuyện gì mà ồn ào thế? Bác Miệng cất giọng hỏi: - Sao tất cả chúng tôi lại mệt mỏi thế này? Cô nhìn thấy được mọi điều, cô có thể giải thích cho chúng tôi rõ được không? Cô Mắt nói: - Mặc dù Mắt tôi nhìn không rõ lắm, nhưng tôi hiểu tất cả là do bạn miệng không được ăn, không được uống nên cơ thể của chúng ta mệt mỏi theo. Bây giờ, chúng ta cùng đi tìm cô chủ và bảo cô chủ phải chịu khó ăn uống, năng tập thể dục thì mới có một cơ thể khỏe mạnh và chúng ta mới khỏe khoắn được. Nghe thấy thế tất cả mọi người hiểu ra và đồng thanh: - Đúng đấy, chúng ta cùng đi tìm cô chủ! Đúng lúc đó, cô bé choàng tỉnh và giật mình nghĩ: “Mình phải ăn thật nhiều và chăm tập thể dục mới được!” Chẳng bao lâu sau, cô bé đã trở thành một cô bé khỏe mạnh và giúp được nhiều việc cho mọi người. (Nguyễn Bích Ngọc) |
Đôi tai xấu xí Nhà Thỏ Nâu ở giữa làng, cách khá xa cánh đồng bắp cải, nơi các bạn thỏ hay tới để chơi đàu. Thỏ Nâu rất ít khi tới đó. Lý do không phải vì ở nhà xa, cũng không phải chân Thỏ Nâu bị đau. Thỏ Nâu không đến chỉ vì ngượng với các bạn về đôi tai vừa to vừa dài của mình. Các bạn thường trêu đôi tai Thỏ Nâu trông giống như hai cái lá bắp cải vậy.Cứ mỗi khi soi gương thấy đôi tai của mình là Thỏ Nâu chỉ muốn khóc… Thấy vậy, Thỏ bố nói: - Không sao đâu, con trai ạ! Rồi con sẽ thấy đôi tai của mình rất đẹp và tiện lợi. Nhưng Thỏ Nâu không tin rằng một đôi tai vừa to vừa dài lại lại đẹp và tiện lợi. Thỏ Nâu lúc nào cũng buồn bã và đi đâu cũng cố gắng cụp đôi tai xuống. Chơi mãi một mình cũng chán, một buổi chiều, Thỏ Nâu ra cánh đồng bắp cải chơi. Thỏ Nâu cùng với các bạn Thỏ Xám, Thỏ Bông chơi chốn tìm trên cánh đồng bắp cải vui ơi là vui . Mải vui chơi nên trời tối lúc nào các bạn Thỏ cũng không hay biết. Trên cánh đồng bắp cải, trời như càng tối nhanh hơn. Vì thế, các chú Thỏ không tìm được đường về nhà nữa. Cả ba chú Thỏ sợ hãi òa lên khóc… Chợt Thỏ Nâu ngừng khóc và nói - Các cậu có nghe thấy tiếng gì không? - Khộng! Thế cậu nghe thấy gì? - Tiếng bố tớ gọi… - Nhưng chúng tớ chẳng nghe thấy gì cả… Chỉ mới Thỏ Nâu nghe thấy tiếng bố mình gọi thật. Đôi tai của Thỏ Nâu vểnh lên, hướng về phía tiếng gọi của bố. Thế là ba bạn đi về hướng có tiếng gọi của bố Thỏ Nâu và tìm được đường về. Thỏ Xám và Thỏ Bông nói với Thỏ Nâu: - Chúng tớ sẽ không bao giờ trêu đôi tai to của bạn nữa… Đôi tai của bạn thật thính và đẹp. Cũng từ đó, Thỏ Nâu mới thấy lời bố nói đúng. Đôi tai của Thỏ Nâu thật đẹp và có ích… (Theo báo Họa Mi) chúng ta mới khỏe khoắn được. Nghe thấy thế tất cả mọi người hiểu ra và đồng thanh: - Đúng đấy, chúng ta cùng đi tìm cô chủ! Đúng lúc đó, cô bé choàng tỉnh và giật mình nghĩ: “Mình phải ăn thật nhiều và chăm tập thể dục mới được!” Chẳng bao lâu sau, cô bé đã trở thành một cô bé khỏe mạnh và giúp được nhiều việc cho mọi người. (Nguyễn Bích Ngọc) |
Chuyện của Dê con Dê mẹ bị ốm nặng phải nằm ở nhà liền gọi Dê con đến và bảo:- Hôm nay con chịu khó đi kiếm thức ăn nhé! Nhưng con phải cẩn thận kẻo gặp Chó Sói đấy! Chó Sói có…. Chưa nghe mẹ nói hết câu, Dê con nhanh nhảu đáp: - Mẹ cứ yên tâm! Con biết mặt Chó Sói rồi mà! Nói rồi, Dê con chào mẹ rồi chạy vào rừng. Dê con gặp một con vật có hai cành cây khô trên đầu. Dê con nghĩ: “Chắc đây là Chó Sói rồi!” và quay đầu bỏ chạy. Nhưng con vật đó cười và nói: - Này Dê con , tờ là Hươu đây… Có gì mà bạn hốt hoảng thế? Dê con đã nghe mẹ kể về bạn Hươu hiền lành, tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người nên nó dừng lại và nói: - Thế bạn là Hươu à? - Ừ! Bạn vào rừng một mình phải coi chừng gặp Chó Sói nhé! Chó Sói có cái đuôi dài xù lông và hàm răng… Dê con chẳng đợi bạn Hươu nói hết câu đã đáp: - Tớ biết rồi! Nói xong, Dê con đi tiếp vào rừng. Dê con ngẩng đầu nhìn lên cây và thấy một con vật có cái đuôi xù lông. Dê con hoảng sợ vừa hét lên vừa bỏ chạy: - Mẹ ơi! Chó Sói! Con vật ở trên cây bèn gọi: - Dê con ơi! Tôi không phải là Chó Sói đâu, tôi là Sóc đây. Chó sói có móng vuốt… Chẳng đợi Sóc nói xong. Dê con đáp: - Tôi biết rồi! Và nó chạy tót đi. Được một quãng. Dê con gặp một con vật có bộ lông màu xám. Con vật cất giọng ôn tồn: - Chào cháu Dê con! Bác có quà cho cháu, lại đây với bác nào! Dê con nghe nói được cho quà thì thích lắm liền tiến lại gần. Chợt cô Thỏ Nâu đi ngang qua thấy vậy liền gọi to: Dê con ơi! Chó Sói đấy! Chạy mau! Dê con hốt hoảng chạy thục mạng. Ngoảnh lại đằng sau, Dê con thấy Chó Sói đang đuổi theo. Đang lúc nguy cấp thì cô Thỏ Nâu chạy ngang qua mặt Chó Sói, Chó Sói liền đuổi theo cô Thỏ Nâu. Thừa cơ, Dê con chạy vội về nhà. Cô Thỏ Nâu nhanh trí chui vào trong một hốc cây, Chó Sói đành tiu nghỉu bỏ đi. Dê mẹ thấy Dê con chạy về liền hỏi: - Có chuyện gì vậy hả con? - Con vẫn chưa kiếm được cái gì ăn nên bụng đói meo. Nhưng con đã gặp bạn Hươu, bạn Sóc, cô Thỏ Nâu và cả lão Chó Sói hung ác đấy! - Vậy à? Và còn gì nữa nào? - Từ nay trở đi, con sẽ lắng nghe lời chỉ bảo của mọi người và chẳng dám nói “Biết rồi” nữa đâu mẹ ạ! (Theo báo Họa Mi) |
We have 18 guests and no members online