thay mn hnh iphone 5s

vải địa kỹ thuật

but banner

Chủ đề tháng 11: Nghề nghiệp

Người làm vườn và các con trai

Người làm vườn muốn dạy nghề của mình cho các con trai. Khi sắp qua đời, ông gọi các con đến và bảo:
- Thế này các con nhé, khi nào bố chết, các con hãy tìm kĩ vật bố giấu trong vườn trồng nho.
Các con tưởng rằng ở đó có kho báu nên khi bố qua đời, họ đi đào xới rất kĩ đất ở khu vườn trồng nho. Họ đã không tìm thấy kho báu, nhưng đất ở vườn trồng nho được xới trộn rất kĩ. Năm đó nho ra quả to, nhiều và rất ngon. Thế là họ bán được rất nhiều tiền và trở nên giàu có.

Lép Tôn – xTôi (Trong tập Kiến và Chim bồ câu) - Thúy Toàn dịch

Thần Sắt

Xưa có anh nông dân một mình sống ở cái lều ven rừng. Anh không có một tấc sắt nên làm ăn rất vất vả. Anh chặt củi bằng đá, đẽo cây bằng gỗ, đào hố tra bắp bằng đầu que. Khổ sở hết chỗ nói, thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo.
Anh khổ quá nên người xấu xí đến nỗi con gái thấy anh không thèm nhìn mặt, trẻ con thấy anh vội chạy đi xa, người già thấy anh chỉ biết ôm mặt khóc.
Còn anh, chỉ biết than thở một mình. Chim muông, thú vật thấy cảnh khổ của anh sợ lây sang mình rồi cũng bỏ đi chỗ khác. Khu rừng đã hoang vắng lại càng hoang vắng thêm. Đến con suối róc rách bên lưng đèo cũng không nói với anh những tiếng an ủi mà cứ lặng lẽ trôi xuôi.

Một hôm anh nằm mơ thấy Bụt hiện lên bảo:
- Ngày mai con ra cửa thấy có ba người cưỡi ba con ngựa vào xin ngủ trọ thì con cứ cho, đừng ngại gì nhà chật.
Quả nhiên, chiều hôm sau, anh thấy một người ruổi ngựa đi qua. Người đó mặc áo trắng tinh, cưỡi con ngựa cũng trắng. ánh bạc tỏa ra lạnh toát. Người đó dừng ngựa trước lều hoạnh họe: - "Nhà ngươi có chỗ cho tao trọ, mau thu xếp cho tao!". Anh ngước nhìn nói: - "Lều rách của tôi không có chỗ xứng đáng nên xin ngài đi nơi khác".

Lúc sau, anh lại thấy một người toàn thân giát vàng chói lọi, cưỡi một con ngựa vàng ì ạch ra dáng bệ vệ đi tới. Hơi nắng làm mây đen kéo đến đằng trước, khí núi lạnh tỏa ra sau nhà, anh sợ quá cũng từ chối không cho vào.
Chiều tối đến lúc trăng gần lên, anh thấy một người toàn thân đen, xấu xí nhưng khỏe mạnh, cưỡi con ngựa cũng đen và to lớn lại đến xin trọ.
Vừng trời bỗng đỏ ửng, gió mát thổi lùa hương thơm của núi rừng tới, chim đậu nóc nhà ríu rít. Suối chảy mạnh chồm lên tảng đá như nói: "Mách anh, mách anh cho người nghỉ trọ".
Anh nông dân tự lòng mình thấy vui bèn ưng ý.
Nhưng lạ quá, sớm hôm sau dậy, anh không thấy người đó và con ngựa đâu cả, mà chỉ thấy ở chỗ ngủ có một cục sắt đen sì.

Anh mới ngẫm nghĩ đoán rằng hai người đến trước có lẽ là thần bạc, thần vàng. Anh nghĩ tiêng tiếc, nhưng con chim sau nhà hót: "Chả tiếc, chả tiếc" và con thú đầu ngõ kêu: "Cục sắt quý, cục sắt quý quý".

Anh liền lấy cục sắt mang ra làm cày, làm cuốc, khai phá ruộng nương. Mùa đến, những thảm lúa vàng óng ánh hiện ra. Trên mâm cơm anh ăn là những hạt gạo ngọc.
Từ đó, nhờ có sắt và làm ăn chăm chỉ, đời sống của anh khá dần lên.
Con gái đi qua nhìn anh vui vẻ, trẻ con thấy anh tíu tít bám xung quanh, người già thấy anh đều mững rỡ. Chim chóc thấy anh ca hót, líu lo, muông thú thấy anh nô đùa trong nắng, và con suối trong rừng kia cũng ngày đêm reo mừng như cuộn thác.

Sự tích quả dưa hấu

Ngày xưa, đất nước ta có núi cao, sông dài, biển rộng, trời đẹp nắng vàng, nhưng đồng ruộng thưa thớt, hoa quả chưa có nhiều thứ thơm ngọt như bây giờ. Thời đó, có một người tên là Mai An Tiêm vốn làm ăn chăm chỉ, lại khéo tay, tháo vát nên được nhà vua yêu mến và nhận làm con nuôi.
Một hôm, trong bữa tiệc thết khách, Mai An Tiêm vui vẻ nói:
- Nem công chả phượng của rừng của biển đều nhờ có tay người cầm cái nỏ, quăng cái lưới, đến cả hạt gạo ủ ra chén rượu này cũng do bàn tay con người làm nên cả.
Một viên quan trong triều vốn ghen ghét An Tiêm bèn về tâu với Vua, Vua đùng đùng nổi giận, nói:
- Đã thế, ta cho nó cứ thử trông cậy vào hai bàn tay xem có sống nổi không?
Thế là một buổi sớm, vua ra lệnh đày cả nhà An Tiêm ra một hòn đảo hoang vu, không một bóng người. An Tiêm phải tìm một hốc đá để ở tạm.
Từ đấy, hàng ngày, An Tiêm đi bắn chim, còn nàng Ba, vợ an Tiêm thì ra bờ biển mò ngao, bắt cá làm thức ăn.
Bỗng một hôm, An Tiêm thấy một con chim xuất hiện trên hoang đảo. Con chim ăn một miếng quả lạ và nhả xuống những hạt nho nhỏ màu đen nhánh. An Tiêm nghĩ thầm: “Quả mà chim ăn được thì chắc hẳn người cũng ăn được”. Chàng bèn nhặt những hạt đó và đem ươm vào một hốc đá rêu ẩm.
Ít ngày sau, hạt đã nảy mầm đâm lá, bò tỏa ra khắp khoảnh đất. Hai vợ chồng An Tiêm sớm chiều chăm bón những cây lạ đó. Chẳng bao lâu, cây nở hoa, hoa kết thành quả.
Đến lúc quả đã to, vỏ có màu xanh thẫm, An Tiêm cắt về rồi bổ ra thì thấy ruột quả màu đỏ tươi, cùi màu trắng và nhiều hạt màu đen nhánh. Cả nhà ăn đều thích vì quả có vị ngọt và thơm mát. An Tiêm gọi đó là quả dưa đỏ.
Từ đấy, An Tiêm tiếp tục trồng thêm dưa. Giống dưa ngày càng sai, quả càng to, vị càng thơm ngọt.
Cứ mỗi mùa hái quả, An Tiêm lại khắc tên mình vào mấy quả dưa rồi thả xuống biển, nhờ song biển đưa vào đất liền.
Một hôm, có một chiếc thuyền ghé đến muốn đổi giống dưa quý để đem về bán trên đất liền. Từ đó, An Tiêm đổi được các thức ăn, đồ dung thường ngày và còn làm được một cái nhà lá xinh xinh.
Một ngày kia, có người dâng vua quả dưa lạ, vua ăn ngon miệng bèn hỏi thăm tung tích mới biết là do An Tiêm trồng ngòai hoang đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình đã sai, liền cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm. Hai vợ chồng An Tiêm mừng rỡ thu lượm hết những quả dưa chín và hạt giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón. Đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay.

                                                                            (Theo truyện cổ Việt Nam)

2449489
Truy cập trong tuần:
9122

We have 11 guests and no members online