Giọt nước tí xíu Có một chú gà Trống choai với chiếc mào màu đỏ với cái đuôi vênh vểnh lên rất hùng dũng. Chú rất thích đi du lịch. Chú rất mong được nhìn thấy biển vì vậy chú lên kế hoạch đi ra biển.Đầu tiên chú quyết định sẽ đi bộ. Chú đi trên đôi chân vững chãi của mình rất khoái chí. Nhưng đi mỏi cả chân rồi mà chú vẫn chưa thấy biển đâu cả. Chú quyết định lên một chiếc xe ô tô màu đỏ rất đẹp. Đi trên xe ô tô nhanh và đỡ mỏi chân hơn nhưng chú thấy xe đi xóc quá. Chú nghĩ: chắc phải đi bằng máy bay thì mới êm ái được. Chú quyết định đi bằng máy bay thử xem thế nào. Chiếc máy bay chú đi rất to và sơn màu đỏ rất đẹp. Thế nhưng chú thấy máy bay bay cao quá, chú thấy sợ, nên chú lại xuống đi bằng tàu hỏa. Đoàn tàu hỏa có các toa sơn màu đỏ và các ô cửa nhỏ để chú có thể ngắm nhìn thỏa thích. Đoàn tàu chạy mãi, cuối cùng biển cũng hiện ra trước mắt chú. Chú thích quá nhảy lên ngay một con thuyền để chu du trên biển. Con thuyền nhỏ có cánh buồm màu đỏ căng phồng trước gió chở chú đi ra giữa biển xanh bao la. Chú Gà Trống choai sẽ không bao giờ quên được chuyến du lịch kì thú đó của mình. (Lương Thị Bình) |
Sự tích mùa xuân Ngày xưa trên trái đất chỉ có ba mùa: mùa Hạ, mùa Thu và mùa Đông. Người ta bảo rằng, mùa Xuân chỉ đến khi có một chiếc cầu vồng nhiều màu sắc và có muôn hoa đón chào.Cầu vồng thì chỉ có trong mùa Hạ, khi ông mặt trời xuất hiện sau cơn mưa rào. Còn hoa thì nở quanh năm, lại có khắp nơi trên trái đất nên không thể hẹn nhau cùng nở một lúc được. Vì thế, sau mùa Đông giá buốt là đến mùa hạ nóng bức, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho muôn loài hết sức khổ sở. Ai cũng mong được gặp mùa Xuân ấm áp. Có một chú Thỏ sống trong khu rừng xanh với mẹ. Mỗi lúc chuyển mùa, mẹ của thỏ lại bị ốm nặng. Thương mẹ quá, thỏ liền bàn với bác Khỉ già thông thái: - Chúng ta hãy cùng nhau làm một chiếc cầu vồng thật đẹp để đón mùa Xuân. - Nhưng bằng cách nào? - Bác Khỉ già hỏi lại. - Cháu sẽ rủ muông thú trong rừng góp những chiếc lông đẹp nhất để làm chiếc cầu vồng nhiều màu sắc. Tin lan truyền đi khắp nơi. Muông thú trong rừng đều muốn gặp mùa Xuân dịu hiền nên vui vẻ góp những sắc màu đẹp nhất. Nào là màu xám của Gấu, màu vàng tơ của Hươu Sao, màu nâu của Sóc. Rồi chim Công, Vẹt, Vành Khuyên.... cũng góp những chiếc lông nhiều màu sắc của mình. Bầy cá cũng cử cá Chép mang đến một túi vây cá lấp lánh sắc màu. Chim Sâu khéo tay bắt đầu kết nối những mảng màu để làm chiếc cầu vồng. Trong khi đó, Thỏ tạm biệt các bạn muông thú để lên đường đi tìm các loài hoa. Thỏ đi, đi mãi, vượt thác, lên ngàn, băng qua hết khu rừng này đến khu rừng khác để gặp từng loài hoa. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Thỏ dành cho mẹ, các loài hoa đều đồng ý sẽ tích tụ dưỡng chất để chờ chị gió báo tin là đồng loạt nở. Một buổi sáng cuối mùa Đông, chim Sâu đã dệt xong những mảng màu cuối cùng. Chiếc cầu vồng xuất hiện làm muôn loài trên mặt đất xôn xao. Chị gió nhanh chóng báo tin cho các loài hoa. Như đã hẹn, những nụ hoa lần lượt trồi lên, nở muôn màu rực rỡ. Cả mặt đất lộng lẫy sắc màu. Nàng mùa Xuân xinh đẹp đã đến với trái đất. Từ đó, trên trái đất có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nếu các bé để ý sẽ thấy các loài hoa đều khoe màu rực rỡ khi những làn gió xuân nhè nhẹ thổi tới. Còn riêng chú Thỏ đáng yêu đã được nàng mùa Xuân tặng cho một chiếc áo trắng tinh, mềm mại vì tấm lòng hiếu thảo và đã biết đoàn kết các bạn muông thú và các loài hoa để cùng nhau đón mùa Xuân về. |
Sơn tinh – Thủy Tinh Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên gọi là Mỵ Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Mỵ Nương được vua cha yêu thương rất mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.Một hôm có hai chàng trai đến, xin ra mắt nhà vua để cầu hôn. Một người ở vùng núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh. Còn một người ở mãi tận miền biển Đông tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến, hò ma, ma tới - Chàng này tên gọi là Thủy Tinh. Một người là chúa của miền non cao, một người là chúa của vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng cả. Hùng Vương băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai. Nhà vua cho mời các quan lạc hầu vào bàn mà vẫn không tìm được kế hay. Cuối cùng, Hùng Vương phán rằng: - Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Ngày mai, nếu ai đem đồ sính lễ đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, thì được rước dâu về. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương. Thủy Tinh hô ma, gọi gió, làm thành dông bão đùng đùng rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đánh Sơn Tinh. Nước ngập lúa, ngập đồng rồi ngập nhà, ngập cửa. Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép màu bốc từng quả đồi, di từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời liền, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về. Từ đó, oán ngày càng thêm nặng, thù ngày càng thêm sâu, không năm nào Thủy Tinh không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh và lần nào Thủy Tinh cũng thua, phải bỏ chạy. |
Cô con út của ông Mặt Trời Ông Mặt Trời có rất nhiều con, nhưng chỉ có một con gái duy nhất là út Trăng xinh đẹp, bé bỏng.Người anh kề với cô là Đất. Ngay từ nhỏ hai anh em Đất và Trăng đã rất thân nhau. Trò chơi thích nhất của hai anh em là chạy vòng tròn. Trăng nắm tay anh chạy quanh. Hai anh em tính nết mỗi người một khác. Đất hiền lành, làm lụng quanh năm. Đất làm ra bao nhiêu của cải cho con người. Khắp nơi chim chóc ca hát. Cô Trăng tính tình dịu dàng, nhưng không thích làm việc, suốt ngày chỉ rong chơi. Ông Mặt Trời rất yêu thương các con. Ông tỏa hơi nóng sưởi ấm cho chúng. Còn các con ông tươi vui rạng rỡ. Cô Trăng nũng nịu quỳ xuống bên cha thỏ thẻ: “Cha ơi! Con biết làm gì bây giờ?”. Ông Mặt Trời vuốt mái tóc con bảo: “Đêm đêm con hãy tỏa ánh sáng của con xuống đất làm dịu mát muôn loài”. Từ đó cô Trăng đã bắt đầu làm việc. Nhiều khi anh Đất thấy thiếu em gái. Mùa thu đến. Đất và Trăng đem đến cho con người bao nhiêu trái chín thơm ngon và ánh trăng vàng óng. Mỗi năm một lần, người lớn làm đèn cho trẻ nhỏ rước đi đón cô Trăng xuống chơi. Đó là vào đêm Trung thu, các em nắm tay nhau nhảy múa ca hát vòng quanh cô. Cô Trăng thì cười long lanh ánh mắt, còn anh Đất thì tỏa ngát hương thơm trong quả chín. Trên cao, giá như ông Mặt Trời hé màn mây nhìn xuống, hẳn ông sẽ mỉm cười vuốt râu: “Con gái ta được việc lắm”. |
Nàng tiên bóng đêm Bé Hoa ghét nhất trên đời là bóng đêm. Mỗi khi mẹ hôn lên má bé Hoa trước lúc ngủ, đèn tắt và bóng đêm tràn vào. Tất cả xung quanh bỗng trở nên lạ lẫm và huyền bí. Bé Hoa thầm nghĩ: “Mình muốn mặt trời chiếu sáng cả ngày lẫn đêm. Ngày vui vẻ còn bóng đêm thì đáng sợ làm sao”. |
Một phen sợ hãi Ở một nông trường nọ có rất nhiều các chú Xe Ủi. Nhỏ nhất trong số đó là một chú Xe Ủi màu xanh. Chú mới đến trang trại chưa lâu nên rất muốn làm quen và giúp đỡ mọi người. |
Vì sao Thỏ cụt đuôi Thỏ và Nhím là đôi bạn rất thân. Thỏ vốn thông minh nhưng nghịch ngợm hay leo trèo nhảy nhót khắp nơi. Nhím hiền lành, chịu khó, tính tình cẩn thận, chắc chắn. |
Qua Đường Vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, những tia nắng hồng nhảy nhót trên những cành cây đầy lộc xanh mơm mởm. Hai chị em mai và An xin phép mẹ đi chơi loanh quanh trong phố. Mẹ đồng ý và dặn: “Nhớ đừng đi chơi xa các con nhé!”. Mai và An vâng dạ rồi nhảy chân sáo ra khỏi nhà. Ra đường được ngắm trời, ngắm đất và thở không khí trong lành, hai chị em cười nói ríu rít.- Em xem kìa, trên cành cây hoa sữa có một con chim xinh đang nhảy nhót bắt sâu hay không kìa! Nó là chú sâu rất có ích em ạ. - Chị Mai ơi! Cửa hàng kia có Hécman khổng lồ đẹp quá, chị em mình sang xem đi! Bé An rất thích người máy Hécman nên kéo chị ào sang đường, chẳng chú ý gì cả. Kít, kít…tiếng một loại xe phanh gấp nghe rợn cả người. Hai chị em nhìn lên, một đòan xe dừng hết cả lại. - Này, hai cháu kia, các cháu không nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ đang bật mà dám sang đường, nguy hiểm quá. Chú cảnh sát giao thông chạy đến dắt hai chị em quay lại. Chú chỉ đèn hiệu và ôn tồn giải thích: “Các cháu có nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ kia không? Khi nào đèn đỏ tắt, đèn xanh bật lên các cháu mới được qua đường nghe chưa nào!. Hai chị em Mai và an toát mồ hơi nhìn nhau. Mai bẽn lẽn nói: “Xin lỗi chú, lần sau sang đường chúng cháu nhớ tín hiệu đèn mà ạ!”. Chú cảnh sát giao thông dặn tiếp “ Các chú khi qua đường phải có người lớn dắt, không thì rất dễ xảy ra tai nạn”. Từ hôm đó hai chị em Mai và An nhớ mãi “đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi đi qua đường phải có người lớn dắt”. |
Những tấm biển biết nói Những chiếc ô tô đang lao vút trên đường. Nhưng kia, chúng bỗng phanh kít lại; hoặc đi chầm chậm một cách “hiền từ”. Vì sao vậy nhỉ? “phép màu” nào đã khiến những chiếc xe đang “hung hăng” kia thay đổi bất ngờ như thế? Xin “bật mí” cùng các bạn nhỏ: “phép màu”, đó chính là các cột đèn và bảng hiệu giao thông trên đường phố đấy. Tuy chúng chẳng biết nói, nhưng cứ nhìn thấy chúng thôi, các chú lái xe phải răm rắp “nghe lới”. Người lớn gọi chúng là luật lệ giao thông đấy các em ạ. |
Bê mẹ và Bê con Sau những ngày trời liên tiếp đổ mưa, sáng nay nắng ấm, mọi cảnh vật như tươi tỉnh, những đám cỏ non vươn lên xanh mơn mởn. Ba mẹ con chị Bê nhanh chân bước ra khỏi nhà. Như thường lệ, Bê mẹ dắt hai con ra phái cuối làng, ơi đây là một vùng đất trồng cỏ có đường sắt chạy ngang giữa hai làng. |
Thỏ con đi học Mấy hôm nay, cả nhà Thỏ bận rộn đào xới khu vườn xung quanh nhà để trồng lại cà rốt dự trữ cho mùa đông sắp tới. thấy bố mẹ bận rộn, Thỏ con xin phép mẹ được đi học một mình để bố mẹ không phải đưa đón. Bố mẹ Thỏ đồng ý. Thỏ mẹ dặn: “Khi đi học con đi cẩn thận, đi bên lề đường bên phải, đến ngã tư con rẽ phải đến nơi có vạch sơn trắng trước cổng trường con mới sang đường, vì đó là nơi dành cho người đi bộ”. |
Ai biết ăn dè Một hôm, các con vật nhỏ trong rừng tổ chức cuộc thi vui. Thi ăn. Không phải ăn nhanh, ăn nhiều mà là….ăn dè. Thỏ, Nhím và Sóc đã dự thi. Ban giám khảo phát cho mỗi con muời hạt đậu. Ai ăn được lâu nhất sẽ đoạt giải thưởng.Thỏ ăn mỗi ngày một hạt, được 10 ngày Nhím ăn mỗi ngày nửa hạt, được 20 ngày, Sóc tuy nhỏ thế mà chỉ trong bốn ngày đã chén sạch. Phải đứng hạng bét là cái chắc. Ban giám khảo đợi Nhím ăn xong nửa hạt đậu cuối cùng mới vui vẻ mời bác Khướu có giọng hót vang xa thông báo: - Vô địch ăn dè là …Nh…í…m! Tất cả đều hoan hô Nhím Đúng lúc ấy, Sóc bước ra nói: - Thưa ban giám khảo, cháu còn ai hạt đâu nữa chưa ăn. Bác Khướu hỏi: -Hai hạt đâu ấy đâu? Sóc thưa: - Xin Ban gíam khảo đi cùng cháu. Nói rồi, Sóc dần cả bầy đàn đông đảo tới vạt đất nhỏ, ngoài bìa rừng và đứng lại. Bác Khướu thấy Sóc không đưa hai hạt đậu ra, mới giục: - Hai hạt đậu của cháu đâu? Sóc liền trỏ vào hai cây đâu nhỏ Đã có lá, có ngọn, đáp: - Thưa bác, đây ạ! Cháu đã trồng đúng 20 hôm. Tất cả bấy giờ mới à lên, trầm trồ: - Giỏi quá! Sóc mới là nhất! Với hai cây đậu ấy, Sóc sẽ có hàng trăm hạt đâu nữa… (Cẩm Bích sưu tầm) |
Cá Diếc con Đàn cá diếc mới lớn đang tung tăng bơi lội, nô đùa trong hồ nước. Nhìn cái gì, Diếc con cũng thấy lạ. Bỗng có Bác Rùa từ đâu bơi tới.Diếc con tròn mắt nhìn. Lạ quá, cùng ở dưới nước mà bác ấy không giống họ hàng nhà cá: Cái đầu thò ra, thụt vào. Cái đuôi ngắn ngun ngủn. cái “nhà” trên lưng thật nặng nề. Lịa còn bốn cái câhn thô kệch nữa chứ! Diếc con lại thấy từ bác cá Chép, cá Mè, cá Chuối đến chú Rô, Mương…Khi gặp bác Rùa đều chào rất lễ phép, kính trọng. Diếc con chê bác Rùa xấu xí. Diết mẹ biết vậy liền kể: - Bác Rùa cao tuổi nhất, hiểu biết nhất vùng hồ này. Ngờ có bốn chân, bác hồ lên được bờ, biết nhiếu cảnh, nhiều chuyện trên cạn. Bác rất tốt bụng, hay giúp đỡ người khác. Buổi chiều kia, Diếc con bơi lửng lơ sát mặt nước, say sưa ngắm lão chim có bộ lông xanh biếc, tuyệt đẹp! Lão bay đứng lại như treo trên không trung, thật tài! lão chim rơi tõm xuống nước, rồi lại bay lên ngay. Diếc nghĩ lão chim cũng nghịch nước! Thoắt cái lão đứng như treo trên đầu Diếc con, nhìn Diếc chăm chú. Bỗng lão chim lão chim lao vút xuống đầu Diếc, cùng lúc luồng nước mạnh mang một bóng đen to lớn ào tới, nhấn Diếc con chìm sâu xuống. Diếc con được bác Rùa cứu thoát khỏi lão Bói cá. Biết chuyện, Diếc mẹ dẫn con đến cảm ơn bác Rùa . Thì ra, chính cái “nhà” nặng nề trên lưng bác Rùa đã che chắn, cứu Diếc con thoát khỏi mỏ lão Bói cá độc ác. Diếc con rất nhớ ơn bác rùa. Mỗi lần gặp bác Rùa, Diếc lễ phép chào: - Cháu chào bác Rùa ạ! (Nguyễn Đình Quảng) |
Cá Cầu Vồng Trứơc kia, cá Cầu Vồng là con cá đẹp nhất trong biển cả. Vì luôn nghĩ rằng mình đẹp nên cá Cầu Vồng rất kiêu căng và không chơi với những con cá khác.Có một lần, cá Xanh nhỏ đến hỏi con cá Cầu Vồng một cái vẩy lóng lánh. Cá Cầu Vồng chỉ cười lớn và nói: - Không bao giờ! Từ đó, tất cả cá dần dần dần rời xa, Không chuyện trò và chơi với cá Cầu Vồng nữa. Cá Cầu Vồng rất buồn nên đi hỏi Cua: - Anh Cua ơi, tại sao không ai thích tôi vậy? Cua trả lời: - Cô đi hỏi bác Tôm Hùm đi. Bác ấy thông minh lắm. Cá Cầu Vồng tìm đến bác Tôm Hùm và hỏi: - Bác Tôm Hùm ơi, tại sao không ai thích tôi vậy? Bác Tôm Hùm chậm rãi trả lời: - Hãy chia cho các bạn những cái vẩy của cháu. Cháu sẽ không được đẹp như trước nhưng cháu sẽ có rất nhiều bạn. Cá Cầu Vồng đáp lại thật nhanh: - Cháu không thể làm như vậy! Đột nhiên Cá Xanh Nhỏ mon men bơi tới và hỏi: - Cá Cầu Vồng ơi! Cho tôi xin một cái vẩy. Cá Xanh Nhỏ vui quá, bơi vòng quanh cá Cầu Vồng. Thấy vậy cá Cầu Vồng cũng vui theo và cả hai cùng bơi vòng quanh bác Tôm Hùm. Nghe tin. tất cả cá trong biển sắp hàng để xin vẩy của cá Cầu Vồng. Cá Cầu Vồng cho dần dần những cái vẩy xinh đẹp của mình. Cuối cùng, Cá Cầu Vồng chỉ còn một cái vẩy. Như lời bác Tôm Hùm nói, cá Cầu Vồng không còn đẹp như trước nữa. Bây giờ cá Cầu Vồng có rất nhiều bạn và là con cá vui nhất trong biển cả. (Phỏng dịch, Cẩm Bích sưu tầm) |
Cá Cầu Vồng can đảm Xa tít ngoài đại dương, có môt đàn cá tụ tập bên nhau. Đó là giống cá đặc biệt, mỗi con đều có những cái vây long lánh. Kể từ khi cá Cầu Vồng phân phát lớp vây đẹp của mình cho đàn cá chung quanh, thì tất cả trở thành bạn thân, làm gì cũng có nhau. Chúng bơi chung, chơi chung, ăn chung và khi ngỉ ngơi, chúng cũng quây quần bên nhau. - Tôi không có vảy như các bạn, làm sao chơi được? |
Cao và Thấp Một sáng mùa xuân, Dê và Lạc Đà rủ nhau vào công viên chơi. Dê thì thấp bé, Lạc Đà thì cao lêu nghêu. Dê nói:- Thấp là tốt nhất. - Còn Lạc Đà lại cho rằng “Cao vẫn tốt nhất”, rồi sinh ra cãi nhau ầm ỹ. Cả hai đã đến công viên, nhưng tường cao bốn bề, bên trong cây cối xum xuê Cành là vườn cả ra ngoài tường. Lạc Đà chỉ cần ngẩng đầu lên là đã có những lá non ăn ngon miệng, còn Dê thì chịu… nhịn, nhìn Lạc Đà ăn mà thèm. Lạc Đà đắc chí cười khì: - Rõ ràng cao là tốt hơn thấp rồi chứ? Cả hai định vào công viên, nhưng khốn nỗi cái cửa ra vào lại vừa hẹp, vừa thấp, Dê chui vào dễ dàng gặm cỏ non xanh, còn Lạc Đà thì quỳ chân, cúi đầu cố chui vẫn không vào được. Dê ta lên mặt nói với Lạc Đà: - Đúng là thấp tốt hơn cao như lời tôi nói không nào? Tôi nói cấm có sai. Lạc Đà lắc đầu Không nhận Dê đúng mình sai. Cả hai tiến đến nhờ bác Trâu phân xử, bác Trâu hiền từ nói: - Chỉ nhìn thấy điểm mạnh, không nhìn thấy điểm yếu của mình, thì chẳng ai đúng đâu. Lạc Đà, Dê phục thiện, nghe ra ý nghĩa lời nói của bác Trâu, Thấy mình không đúng, Bác Trâu nói chí phải, cần lấy đó sửa mình. (Lương Thiện Nhân) |
Chiếc áo mùa xuân Vào những ngày mùa đông lạnh cóng, tuyết rơi trắng xóa, cả Thỏ mẹ và Thỏ con |
Chim Vàng Anh ca hát Các loài chim và thú trong rừng đang chuẩn bị hội diễn văn nghệ. Chị Sóc nâu tìm gặp Vàng Anh và bảo: |
Chó Sói và Cừu non Một con Sói đi kiếm ăn cả ngày trong rừng mà chưa kiếm được chút gì bỏ vào bụng. Mãi đến gần tối mới thấy một đàn Cừu xuất hiện ở phía cửa rừng.Cuối đàn, một chú Cừu non đi tụt lại đằng sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Sói ta mừng quá, vội vàng lao tới, áp sát chú Cừu non. Thoáng thấy cặp mắt của Sói đỏ khè như hai hòn lửa, Cừu non hoảng hồn. Nhưng Cừu non đã kịp thời nén được sợ hãi, ung dung bước tới trước mặt Sói dữ nói: - Thưa bác, anh chăn cừu sai tôi đến nộp mạng cho bác để tỏ lòng biết ơn bác cả ngày hôm nay không quấy nhiễu đàn Cừu chúng tôi. Anh dặn tôi phải hát tặng bác một bài thật hay để bác nghe cho vui tai trước khi ăn thịt tôi cho ngon miệng. Sói ta không ngờ mình được trọng vọng như vậy, lấy làm thích chí và cảm động lắm, liền cho phép Cừu non trổ tài ca hát. Cừu non ráng hơi, ráng sức be lên thật to, tiếng kêu be be lên bổng xuống trầm, mỗi lúc một vang xa. Anh chăn cừu nghe được, lập tức vác gậy chạy lại, nện chó Sói ta lúc ấy đang vểnh tai nghe hát một trận nên thân. Cừu non thoát nạn nhờ nhanh trí và can đảm, còn Chó Sói no đòn, bỏ chạy, vừa chạy vừa than thân: - Ai đời Chó Sói mà nghe ca hát! Mồi kề bên miệng lại để mắc mưu Cừu non, đau thật là đau! |
Tại sao Gà Trống gáy Ngày xưa, gà trống có một bộ lông thật là sặc sỡ, đẹp lộng lẫy. Trong khi đó, công chỉ có một bộ lông khá óng ả, nhưng không được đẹp bằng lông của gà trống. (Cẩm Bích sưu tầm) |
Những nghệ sĩ của rừng xanh Trong rừng, Công luôn được ken là múa dẻo. Họa Mi có giọng ca thánh thót và Thỏ thì chơi đàn rất cừ. Nhưng cả ba bạn chẳng ai chịu tài ai. Ai cũng huênh hoang: “ Chỉ có ta mới là nghệ sĩ của rừng xanh”. |
Cá Chép con Cá chép con muốn rủ cua đi chơi nhưng tìm mãi chẳng thấy Cua đâu. Chép con liền đi hỏi ếch xanh. Éch xanh bảo: |
Gà Trống kiêu căng Gà Trống Non có bộ lông đẹp tuyệt vời. Lông đuôi của nó óng mượt, nhiều màu sắc, trông xa cứ ngỡ đuôi công. Còn tiếng gáy của Gà Trống Non thì vừa dõng dạc, vừa âm vang. Gà Trống Non hãnh diện về bộ lông và tiếng gáy của nó lắm, vì thế nó sinh ra kiêu căng, coi thường Gà Tồ, Mèo Vàng. Suốt ngày nó ưỡn ngực dạo chơi quanh sân, chẳng thèm ngó ngàng đến các bạn. Gà Trống Non tức đỏ mặt lên. Nó quay sang gây sự với Gà Tồ. Gà Tồ chẳng bao giờ muốn chọi nhau nhưng lần này nó quyết định cho kẻ hay gây gổ và khoác lác một bài học. Gà Tồ hùng dũng nhảy bổ vào Gà Trống Non, mổ cho nó mấy cú vào cái mỏ khoác lác. |
Quả trứng Ngày xưa có một ông cụ và một bà cụ . Họ có một con gà mái hoa mơ |
Bác Gấu đen Bác gấu đang đi giữa rừng, thì trời đổ mưa ào ào. Bác ướt hết. Bác gấu di đến nhà cáo. Bác gõ cửa cốc ốc và gọi: Cáo ơi ! Bác ướt hết rồi, cho bác vào nhà với. Cáo không muốn cho bác gấu vào nhà nên không mở cửa. Nó bảo: không được vào đâu.Bác gấu lại phải ra đi. Trời vẫn đổ mưa ào ào. Bác gấu đến nhà thỏ. Bác gõ cửa và gọi: Thỏ ơi ! Bác ướt hết rồi , cho bác vào với. Thỏ con vội chạy ra mở cửa cho bác gấu. Thỏ con đốt lửa để bác gấu sưởi ấm. Một lúc sau bác gấu đã khô người . Bác gấu nói: Thỏ ngoan quá. Bác cám ơn nhiều. |
Chuyện về loài Voi Tổ tiên của tôi là Voi ma mút khổng lồ sống cách đây rất lâu, giờ không còn nữa. Bây giờ tôi là động vật khổng lồ sống trên cạn.Chiếc vòi dài trông rất ngộ nghĩnh của tôi là mũi và môi trên biến đổi thành. Cùng đôi ngà tuyệt đẹp là hai răng cửa nằm trên phát triển thành. Chiếc vòi dài của tôi không phải vô tích sự đâu nhé, nó làm được rất nhiều việc đấy! Bé quan sát tranh và nói xem loài Voi chúng tôi có thể dùng vòi làm những việc gì? Với bốn chân to như cột đình, loài Voi chúng tôi đi rất khỏe. Chúng tôi có thể mang gỗ đi xuyên qua rừng giúp ích cho con người. Thức ăn của chúng tôi là các loại lá cây. Chúng tôi thích sống thành đàn với sự chỉ huy của một Bác Voi đầu đàn. Voi mẹ mỗi lần chỉ đẻ một con. Con voi mới để được mẹ cho bú sữa, đi theo đàn kiếm ăn và được cả đàn yêu quí, chăm sóc. Loài Voi chúng tôi là loài vật thông minh và hiền lành nên rất dễ huấn luyện. Lâu có dịp đi xem xiếc thú, bé sẽ được tận mắt chứng kiến những tài nghệ của loài voi chúng tôi. |
Cuộc phiêu lưu của những chú Gà Nhí Những tia nắng sớm đánh thức những chú Gà con thức dậy. Len lén chui ra khỏi cánh mẹ còn đang ngủ, các chú chạy ra bờ suối. |
Thi Hát Một buổi sáng cả khu rừng xôn xao trước bảng thông báo… |
We have 12 guests and no members online