Học trò của cô giáo Chim Khách Cô giáo Chim Khách rất tay, cô dạy làm tổ rất giỏi. Các loài chim đều quý mến cô giáo Chim Khách. |
Sự tích tiếng kêu của Mèo Mèo con suốt ngày chì biết ăn, ngủ rồi rong chơi. Bố mẹ của Mèo con là những tay săn chuột rất giỏi nên Mèo con nghĩ: “Lúc lớn lên, mình cũng sẽ giống như bố mẹ thôi. Bắt chuột là nghề của dòng họ, mình cần chi phải học”.Thế nhưng, đến khi bố mẹ mất đi, Mèo con tự mình không vồ bắt một chú chuột nào, Mèo con hối hận nghĩ: “Giá mà ngày còn bé, mình chịu học hành, tập tành bắt chuôt thì giờ này đâu đến nỗi đó meo.”. Mèo con tha thẩn đi khắp nhà, khắp vườn than thở: “Đói meo...đói meo...”. Đến khi mệt quá, Mèo con chỉ còn kêu: “Meo...meo...” để nhắc nhau phải siêng năng học hành, luyện tập. (Phan Thị Thảo Quyên) |
Ngựa đỏ và Lạc đà Hôm ấy trên thảo nguyên tổ chức hội thi. Ngựa Đỏ và Lạc Đà đều ghi tên tham gia thi chạy hai nghìn mét. Bác trọng tài Dê giơ sung phát lệnh, “Đoành” một tiếng. Ngựa Đỏ và Lạc Đà nhắm về phía trước chạy như bay. Ngựa Đỏ chạy rất nhanh, chẳng mấy chốc nó bỏ xa Lạc Đà. Nó nghỉ: “Lạc Đà, mi đừng hòng giỏi hơn ta, cổ mi tuy dài nhưng làm được gì nào. Hãy xem bốn cẳng kìa, vừa gồ, vừa dẹt, vừa mập ú như bốn chiếc bánh thịt to, còn chân ta vừa nhỏ, gọn, cứng nên phóng nhanh như gió”. |
Khỉ mũi dài Khỉ Mũi Dài là một loài khỉ quý hiếm, sống trong rừng rậm, chủ yếu ở vùng Đông Nam Châu Á. Khỉ mũi Dài rất thích đu mình trên những cành cây cao. Nhờ cái đuôi dài có tác dụng như tay lái, Khỉ mũi Dài có thể di chuyển rất nhanh từ cành này sang cành kia. Chúng bơi giỏi, lặn giỏi và có thể vượt qua cả những con suối lớn. (Sưu tầm) |
Cáo, Thỏ và Gà Trống |
Dê con nhanh trí Trong ngôi nhà kia có Dê mẹ và một chú Dê con. Một hôm, trước khi ra đồng cỏ, Dê mẹ dặn Dê con:- Con ở nhà cho ngoan, mẹ đi ra đồng ăn một ít cỏ tươi để có nhiều sữa ngọt cho con bú. Ai gọi cửa cũng đừng mở nhé! Nếu không thì con Sói vào ăn thịt con đấy! Dê con vâng lời mẹ và hỏi thêm: - Thế mẹ về thì làm sao con biết mà mở cửa? Dê mẹ khen con thông minh và dặn con: - Lúc nào mẹ về, mẹ sẽ nói: “con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi”, thế là con mở cửa cho mẹ. Nhưng con Sói hung ác nấp gần đó đã nghe Dê mẹ dặn Dê con như thế rồi. Dê mẹ vừa đi khuất, con Sói hung ác đã chạy lại gõ cửa: “Cạch, cạch , cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi”, Dê con ở trong nhà, nghe tiếng gõ cửa vội vàng chạy ra. Nghe đúng câu mẹ dặn, nó định mở cửa nhưng nghe tiếng ồm ồm, không giống tiếng mẹ, Dê con liền nghĩ ra một kế và bảo: - Mẹ đấy ư? Sao hôm nay tiếng mẹ lại ồm ồm thế? Con Sói sợ bị lộ nhưng vẫn khôn ngoan trả lời: - Mẹ ra đồng bị cảm gió nên khản tiếng đấy. Dê con vẫn còn ngại: - Mọi lần mẹ về vẫn thò chân vào khe cửa cơ mà! Chân mẹ thon thon, con nhìn là biết ngay! Con Sói lại tìm cách chống chế: - Mẹ giẫm phải gai, sưng vù lên, thò vào khe cửa không vừa nữa. Con mở cửa cho mẹ vào! Dê con cúi sát xuống đất nhìn qua khe cửa. Nó thấy cái chân lem luốc, đen sì. Nó bảo chó Sói: - Thôi, anh Sói ơi! Chính anh rồi! Anh cút đi kẻo mẹ tôi về húc cho anh vỡ bụng ra đấy! Chân anh đen sì thế kia kìa! Ai còn lạ gì nữa! Bị lộ, con Sói vội vàng bỏ đi. Nhưng nó vẫn nghĩ cách lừa Dê con. Nó chạy ngay đến một cửa hàng bánh. Chờ lúc người làm bánh đi vắng, nó liền thò chân vào thùng bột, bột dính đến đầu gối. Xong xuôi, nó chạy về gọi Dê con: - Cạch cạch cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi! Dê con vội chạy ra, ngó qua khe cửa, lần này nó thấy rõ ràng 4 chân trắng. Thôi, đích là mẹ đã về! Nhưng cái mũi thính của nó lại ngửi thấy mùi gì hôi hôi chứ không thơm như mùi sữa của mẹ. Dê con ngần ngại, khe khẽ bắt ghế trèo lên nghếch cổ nhìn qua khe tường. Nó thấy hai cái tai lem luốc và nhọn hoắt. Thôi đúng là tai Sói rồi, Dê con gọi chó Sói và bảo: - Tai anh đen và nhọn, chẳng giống tai mẹ tôi đâu! Anh Sói hung ác ơi, cút ngay đi kẻo mẹ tôi về, mẹ tôi lại húc cho anh vỡ bụng đấy! Sừng mẹ tôi nhọn lắm. Con Sói sợ bị lộ, vội vàng bỏ chạy. Nó cố hết sức tìm cách giấu đôi tai lem luốc và nhọn hoắt mà không được. Nó chưa dám trở lại thì Dê mẹ đã về gõ cửa “Cạch, cạch, cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi!” Dê con nghe đúng tiếng mẹ. Nó cúi nhìn qua khe cửa, đúng là chân mẹ. Nó trèo lên nhìn qua khe tường, đúng là tai mẹ. Nó mở ngay cửa cho mẹ vào và kể chuyện con Sói đến lừa cho mẹ nghe. Dê mẹ ôm con vào lòng và khen con giỏi. Dê mẹ cho Dê con bú một bữa sữa thơm và ngọt. |
Dê con nhanh trí Xưa có một ông nuôi một con mèo, nghĩ rằng con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi không có ai hơn nữa, mới đặt tên là “Trời”.Một hôm có người bạn đến chơi. Thấy chủ nhà gọi mèo là “Trời”, người bạn ngạc nhiên hỏi: - Sao ông lại dám gọi nó là con “Trời”.? Chủ nhà đáp: - Con mèo của tôi quý hóa có một, gọi nó là mèo nói không được. Phải gọi nó là “Con Trời” mới xứng đáng, vì không ai hơn được trời. Người bạn nói: - Thế mây chẳng che được mặt trời còn gì? Chủ nhà bảo. - Thế thì tôi gọi nó là...con “Mây”!. Người bạn lại nói: - Thế nhưng gió lại đuổi được mây? Chủ nhà lại bảo: - Thế thì tôi gọi nó là con “Gió”!. - Thế nhưng bức tường lại cản được gió? - Thế thì tôi gọi nó là con “Tường”!. - Thế nhưng chuột lại khoét được tường? - Thế thì tôi gọi nó là con “Chuột”. - Thế nhưng mèo lại bắt được chuột? Chủ nhà nghĩ một lát rồi bảo: - Thế thì tôi gọi nó là con “mèo” vậy. Người bạn vỗ tay cười và nói: Ôi thế thì “mèo lại hoàn mèo” rồi!. (Theo Truyện ngụ ngôn Việt Nam) |
Chiếc áo mùa Xuân Vào những ngày mùa đông lạnh cóng, tuyết rơi trắng xóa, cả Thỏ mẹ và Thỏ con đều khoác trên mình bộ áo da trắng tinh. |
Đôi bạn tốt Thím Vịt bận đi chợ xa đem con đến gởi bác gà mái mẹ. Gà mái mẹ gọi con ra chơi với Vịt con. (THU THỦY sưu tầm) |
Người làm vườn và các con trai Người làm vườn muốn dạy nghề của mình cho các con trai. Khi sắp qua đời, ông gọi các con đến và bảo:- Thế này các con nhé, khi nào bố chết, các con hãy tìm kĩ vật bố giấu trong vườn trồng nho. Các con tưởng rằng ở đó có kho báu nên khi bố qua đời, họ đi đào xới rất kĩ đất ở khu vườn trồng nho. Họ đã không tìm thấy kho báu, nhưng đất ở vườn trồng nho được xới trộn rất kĩ. Năm đó nho ra quả to, nhiều và rất ngon. Thế là họ bán được rất nhiều tiền và trở nên giàu có. Lép Tôn – xTôi (Trong tập Kiến và Chim bồ câu) - Thúy Toàn dịch |
Thần Sắt Xưa có anh nông dân một mình sống ở cái lều ven rừng. Anh không có một tấc sắt nên làm ăn rất vất vả. Anh chặt củi bằng đá, đẽo cây bằng gỗ, đào hố tra bắp bằng đầu que. Khổ sở hết chỗ nói, thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Anh mới ngẫm nghĩ đoán rằng hai người đến trước có lẽ là thần bạc, thần vàng. Anh nghĩ tiêng tiếc, nhưng con chim sau nhà hót: "Chả tiếc, chả tiếc" và con thú đầu ngõ kêu: "Cục sắt quý, cục sắt quý quý". |
Sự tích quả dưa hấu Ngày xưa, đất nước ta có núi cao, sông dài, biển rộng, trời đẹp nắng vàng, nhưng đồng ruộng thưa thớt, hoa quả chưa có nhiều thứ thơm ngọt như bây giờ. Thời đó, có một người tên là Mai An Tiêm vốn làm ăn chăm chỉ, lại khéo tay, tháo vát nên được nhà vua yêu mến và nhận làm con nuôi. |
Cây hoa quả Vụ mùa hoa quả bội thu! Gấu mẹ bước chân đi đến đâu cũng toàn thấy là hoa quả. Những quả dưa hấu xanh biếc; những quả táo hồng tươi; những quả cam vàng óng; những chùm nho tím hồng... thật là đẹp. Gấu mẹ trong lòng vui sướng. |
Chiếc Ấm sành nở hoa Có một chiếc Ấm Sành sứt quai bị vứt lăn lóc bên vệ đường. Ấm Sành buồn lắm vì chẳng có ai làm bạn. |
Hạt đỗ sót Mùa thu đến, bà đem các hạt đỗ đen gieo trên luống đất sau nhà. Có một hạt đỗ bị sót lại trong đáy lọ. Vì thế, hạt đỗ ấy có tên là Đỗ Sót. |
Qùa tặng Mẹ Xưa, có một người đàn bà nghèo sống nghề bằng trồng rau ở ven sông. Một hôm, bà lão nghĩ: “Ước gì ta có được một mụn con cho vui cửa vui nhà”.Sáng hôm sau, khi ra vườn, bà nhìn thấy một cái bọc, bên trong có một bé gái xinh xắn. Bà chắp tay cảm tạ trời phật rồi bế cô gái vào nhà, lòng mừng vui khôn xiết. Từ đó, bà nhận cô bé làm con nuôi và thương yêu cô bé hết lòng. Bà nhường thức ăn và quần áo đẹp cho cô bé, còn bà chỉ ăn khoai sắn và mặc quần áo cũ. Nhưng bà rất vui vì có cô con gái xinh đẹp. Dân làng ai cũng trầm trồ khen cô bé. Thấy vậy, cô bé sinh ra kêu căng và lười nhác. Một buổi sáng, ông mặt trời đã lên cao mà cô bé vẫn ngủ, chú Ong Vàng đến đậu bên cửa sồ khẽ nhắc: - Cô bé ơi! Nắng sớm lên rồi! Hãy dậy và ra vườn tưới rau giúp mẹ! Cô bé uể oải vươn vai, gắt gỏng: - Ong Vàng hãy đi đi! Nếu ta xách nước tưới rau thì bàn tay ngọc ngà của ta sẽ bị chai cứng mất. Nghe vậy, Ong Vàng liền bay đi. Buổi chiều, Ong Vàng lại bay đến cửa sổ. Thấy cô bé đang ngồi soi gương, chải tóc, Ong Vàng nhắc: - Cô bé ơi! Mẹ sắp về rồi! Hãy quét nhà, nấu cơm giúp mẹ đi! - Cô bé đáp: - Quét nhà, nấu cơm thì bẩn mất cái váy trắng của ta. Khi mẹ ta về, mẹ chỉ nấu một lát là xong. Nói rồi, cô bé lại ngồi soi gương, chải tóc. Nhưng trời đã tối mà mẹ cô bé vẫn chưa về. Cô é thấy đói bụng. Rồi đêm xuống. Ngồi một mình trong căn nhà vắng lặng, bụng đói cồn cào, cô bé ôm mặt khóc. Ba ngày trôi qua, bà mẹ vẫn chưa về. Cô bé soi gương thì thấy mặt hốc hác, hai mắt thâm quầng, nước da nhợt nhạt. Lúc này cô mới hiểu rằng sắc đẹp của cô có được là nhờ sự chăm chút và tình yêu thương của người mẹ già. Cô thương mẹ quá…Đúng lúc ấy, Ong Vàng bay qua và nói: - Mẹ già yếu dạ mất rồi. Cô bé hãy tự làm việc để kiếm ăn! Cô bé òa khóc, chạy ra vườn, nhưng Ong Vàng đã bay xa. Cô vừa thương mẹ vừa ân hận nên cứ đứng đó khóc mãi. Về sau, dân làng không trông thấy cô bé đâu nữa mà chỉ thấy trong khu vườn nhà bà lão mọc lên một bụi cây nhỏ nở những chùm hoa màu trắng xanh. Đêm đêm, những hùm hoa ấy tỏa hương thơm ngọt ngào. Người ta bảo rằng, đó là tấm lòng của đứa con thương mẹ nhưng đã muộn màng và đặt tên cho loài hoa ấy là hoa Dạ hương – thứ hoa chỉ tỏa hương thơm vào đêm thanh vắng. (Ngọc Minh sưu tầm) |
Điều kì diệu của bé Hôm nay là chủ nhật, bé Mai được nghĩ học, mẹ cho bé sang nhà bạn Lan chơi. Nhà bạn Lan ở ngay cạnh nhà Mai, chỉ cách có hàng rào cây dâm bụt mùa này đang nở hoa đỏ rực rỡ. Nhà bạn Lan thích ghê cơ! Có bao nhiêu là đồ chơi đẹp, còn có một chú Cún con rất đáng yêu nữa. |
Gấu con chia quà Cây táo nhà Gấu rất sai quả và ăn thì ngọt lừ.Sáng nào Gấu Con cũng đòi ăn táo, nhưng mẹ hái bao nhiêu Gấu Con cũng chê ít. Một hôm gấu mẹ hỏi:Thế con muốn mẹ hái cho con bao nhiêu quả táo nào? - Dạ… Con muốn mẹ hái cho con thật nhiều ạ! - Thật nhiều là bao nhiêu chứ? Gấu Mẹ hỏi lại - Nhiều…là…là… Mẹ Gấu cười nói: - Con của mẹ không biết đếm.Từ nay con phải học đếm đến bao nhiêu mẹ sẽ hái cho con chừng ấy quả táo nhé. Gấu Con vâng lời và tìm đến nhà thầy Hươu để học đếm Hôm đầu Gấu biết đếm đến “Một”, mẹ Gấu cho Gấu mỗi một quả táo.Thấy ít quá Gấu Con định đòi them nhưng nhớ lời mẹ dặn nên lại thôi và lẳng lặng ôm sách đi học.Hôm sau Gấu biết đếm đến “Hai” nên được mẹ cho hai quả táo.Nhưng, những ngày tiếp theo,cậu ta biết đếm đến “ Năm’, đến “Mười” nên được mẹ cho rất nhiều táo.Gấu Con rất khoái chí và càng chăm học hơn. Năm mới đã đến. Mẹ Gấu muốn làm một bữa liên hoan, Gấu Con lanh chanh đòi đi chợ mua quà. Mẹ Gấu đưa tiền cho con rồi dặn: - Con ra chợ mua hoa quả. Nhớ đếm cho đủ người trong nhà kẻo mua thiếu đấy. Gấu Con “Vâng ạ” rồi đếm đi đếm lại từng người trong gia đình, xong mới xách giỏ đi chợ. Một lát sau, cậu ta khệ nệ bê giỏ về Gấu Bố bảo. - Bây giờ, con hãy chia quà cho từng người đi. Gấu Con chỉ chờ có thế, vội bưng đĩa hoa quả bằng hai tay mời bố, mẹ, mời cả hai em nhỏ. Ơ kìa, thế phần của Gấu Con đâu? Nhìn Gấu Con lúng túng, Gấu Mẹ cũng phì cười, rồi hỏi: - Con đếm như thế nào mà lại thiếu? Con đã đếm đi đếm lại từng người rồi mà - Gấu Mẹ bảo. Gấu Con đếm lại: Mẹ là một, bố là hai, em trai là ba, em gái là bốn, đấy, đủ cả mà Nghe Gấu Con nói cả nhà cười rộ lên. Gấu Bố bảo: - Con của bố đếm giỏi thật, đến nỗi quên cả mình cơ mà. - À…ra thế, Gấu Con gãi đầu xấu hổ. Gấu Bố vui vẻ nói: Chia quà đủ cho mọi người mà chỉ quên phần mình thì con sẽ chẳng mất phần đâu. Nói rồi, bố mẹ Gấu dồn hết kẹo, hoa quả vào chung một đĩa, mời cả nhà cùng ăn. (Thái Chí Thanh) |
Cháu ngoan của Bà Bà nội bé Lan đã già lắm rồi, tóc bà đã bạc trắng, khi đi, bà phải chống gậy. Lan yêu quý bà lắm, bà cũng rất yêu quý Lan.Mỗi khi đi học về, Lan thường đọc thơ, kể chuyện ở trường ở lớp cho bà nghe. Bà ôm Lan vào lòng mỉm cười, âu yếm nói: “Cháu của bà ngoan lắm!”. Mùa đông dã đến rồi, trời lạnh lắm. Chiếc chăn của bà đã cũ, nhà Lan nghèo nên chưa mua được chăn mới cho bà. Mẹ rất lo đêm ngủ bà không đủ ấm. Thấy vậy, bé Lan nói: - Mẹ ơi, mẹ đừng lo! Con sẽ ngủ với bà để sưởi ấm cho bà. Từ đó, đêm nào Lan cũng ngủ với bà. Nửa đêm, mẹ không yên tâm, sợ bé lan kéo chăn của bà nên rón rén vào buồng xem sao. Mẹ thấy bé Lan đang ôm bà, ngủ ngon lành, còn bà hình như đang thì thầm: “Ấm quá, cháu của bà ngoan quá”. (Mai Thị Minh Huệ) |
Vẽ chân dung mẹ Mẹ vừa ra ngòai một lát mà Đông đã nhớ mẹ. “ Con đếm từ 1 đến 3 là mẹ phải về đấy nhé! ” Đông giơ bàn tay ra và bắt đầu đếm. Đông đếm mỗi con số kéo dài ra “ Một …. ” và vểnh tai lắng nghe. Ngoài cửa vẫn chưa nghe thấy tiếng chân mẹ. “ Hai…. ” Đông lại đếm con số hai rõ dài, và vểnh tai lắng nghe. Vẫn chưa có động tĩnh gì. Rồi Đông đếm con số ba dài hơn “ Ba......... ” và vểnh tai lắng nghe, không có động tĩnh gì. Em bước đến cửa, dán mắt vào khe cửa nhìn ra ngoài, chẳng có ai cả. Mẹ chưa về, Đông nhớ mẹ quá! “ Mình sẽ vẽ chân dung mẹ ”. Đông vẽ một vòng tròn rõ to rồi hôn lên vòng tròn đó và khẽ bảo “ Đây là mặt mẹ đấy ”. Đông vẽ tiếp hai vòng tròn nhỏ lên vòng tròn to đó, rồi hôn lên hai cái vòng và khẽ bảo “ Đây là hai mắt của mẹ “.Đông vẽ tiếp đôi môi của mẹ, vừa vẽ xong thì nghe thấy tiếng gõ cửa “ Cộc, cộc, cộc!”. Mẹ đây, cục cưng của mẹ ”. Đông vừa mở cửa vừ sung sướng reo lên “ Mẹ !“ và ôm chặt lấy mẹ. Em ôm lấy cổ mẹ “ Mẹ, con đếm đến 3 mà mẹ vẫn chưa về. Con hôn lên mắt mẹ thì mẹ về ngay “. Nói xong Đông hôn tiếp lên má mẹ.(Phạm Mai Chi – Sưu tầm) |
Một bó hoa tươi thắm Bà ngoại của Voi Con bị bệnh phải vào bệnh viện nằm. Voi Con vào viện thăm bà. Trên đường, Voi Con thấy một bác Dê vác trên vai một bao gạo lạch bạch đi từng buớc một. Voi Con tới gần, nói với bác: “ Bác Dê ơi! để cháu giúp bác”. Voi Con để bác Dê buộc túi gạo vào cái Mũi Dài của mình và rảo buớc đi, đưa bao gạo đến tận nhà bác Dê. (Phạm Mai Chi – Sưu tầm) |
We have 19 guests and no members online